Mộc Châu Milk đồng hành cùng Hội Báo toàn quốc 2019

Trong ngày hội lớn của những người làm báo và công chúng báo chí cả nước, Mộc Châu Milk sẽ giới thiệu và phục vụ các sản phẩm sữa tươi mát lành từ thảo nguyên xanh như: Sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng, sữa chua uống, sữa chua ăn, sữa chua nếp cẩm…

Mộc Châu Milk tự hào giới thiệu các sản phẩm sữa tươi tại Hội Báo toàn quốc 2019 diễn ra từ ngày 15/3 – 17/3/2019

Với chủ đề “Báo chí Việt Nam đổi mới, sáng tạo, trách nhiệm vì lợi ích của đất nước và nhân dân”, Hội báo toàn quốc 2019 sẽ diễn ra từ ngày 15/3 – 17/3/2019 tại Bảo tàng Hà Nội (đường Phạm Hùng – phường Mễ Trì – quận Nam Từ Liêm – Hà Nội).

Đây là sự kiện thường niên nhằm chào mừng các sự kiện lớn trong năm và thành tựu đất nước trong tiến trình đổi mới. Hội báo toàn quốc là ngày hội lớn của người làm báo và công chúng báo chí cả nước, cũng là dịp để biểu dương những cống hiến lớn lao cho nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Tất cả các sản phẩm sữa tươi của Mộc Châu Milk đều đảm bảo 100% tươi sạch, thơm ngon, được tạo ra từ nguồn sữa tươi mát lành thuần khiết trên thảo nguyên xanh

Tại Hội báo toàn quốc năm nay, Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) vinh dự được đồng hành cùng các phóng viên, nhà báo và công chúng báo chí, bằng việc mang tới ngày hội lớn hàng nghìn sản phẩm sữa tươi thuần khiết từ thảo nguyên xanh.

Đông đảo phóng viên và công chúng sẽ có dịp được thưởng thức các sản phẩm sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng, sữa chua uống, sữa chua ăn Mộc Châu Milk… Tất cả các sản phẩm sữa tươi của Mộc Châu Milk đều đảm bảo 100% tươi sạch, thơm ngon, được tạo ra từ nguồn sữa tươi mát lành thuần khiết trên thảo nguyên xanh.

Bằng kinh nghiệm hơn 60 năm của các chuyên gia bò sữa, trên dây chuyền sản xuất hiện đại bậc nhất thế giới với quy mô đồng bộ khép kín, Mộc Châu Milk tự hào đưa nguồn nguyên liệu quý giá đó vào trong từng sản phẩm, tạo nên các sản phẩm sữa tươi chất lượng vượt trội và giàu dinh dưỡng. Các sản phẩm của Mộc Châu Milk hiện được hàng triệu người tiêu dùng Việt tin cậy và yêu thích bởi hương vị thơm ngon của sữa tươi nguyên chất.

Mộc Châu Milk – Sữa tươi từ thảo nguyên hạnh phúc

Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, tiền thân là Nông trường Mộc Châu, được thành lập ngày 8/4/1958 bởi các chiến sĩ Trung đoàn 280 (Sư đoàn 335) sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế tại Lào. Hơn 60 năm không ngừng đổi mới, trải qua bao biến động, thăng trầm, Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu đã nỗ lực vươn lên khẳng định vị thế và uy tín, trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa.

Với hệ thống phân phối trải dài từ Bắc vào Nam, Mộc Châu Milk đã và đang trao tận tay người tiêu dùng những sản phẩm sữa mát lành và giàu dinh dưỡng từ thảo nguyên xanh. Hiện Mộc Châu Milk đang cung cấp ra thị trường hơn 40 loại sản phẩm gồm sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng, sữa chua ăn và sữa chua uống, bơ, phô mai, váng sữa… đảm bảo chất lượng, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Với kinh nghiệm hơn 60 năm của các chuyên gia bò sữa, trên dây chuyền sản xuất hiện đại, Mộc Châu Milk tạo nên các sản phẩm sữa tươi chất lượng vượt trội và giàu dinh dưỡng, được người tiêu dùng Việt tin cậy và yêu thích

Tổng Giám đốc Mộc Châu Milk được vinh danh Nhà khoa học của nhà nông

Với những sáng kiến, thành tích nổi bật xuất sắc, đóng góp quan trọng vào phát triển nông nghiệp, ngày 11/12/2018, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, ông Trần Công Chiến đã được vinh danh là Nhà khoa học của nhà nông.

Đây là danh hiệu cao quý do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học công nghệ Việt Nam trao tặng nhằm tri ân, tôn vinh và biểu dương đóng góp to lớn của các nhà khoa học, trí thức, những người có sáng chế, có nhiều thành tích nổi bật xuất sắc, đóng góp quan trọng vào phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, giúp bà con nông dân sản xuất hiệu quả, làm giàu từ nông nghiệp.

Tại buổi Lễ tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ nhất năm 2018 diễn ra tại Hà Nội ngày 11/12, Kỹ sư chăn nuôi Trần Công Chiến, Ủy viên Hội đồng Quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu là một trong 53 gương mặt tiêu biểu được vinh danh, với các sáng kiến “Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TMR, nghiên cứu chế tạo máy bơm nước thải, trang trại chăn nuôi bò sữa”.

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu Trần Công Chiến nhận kỷ niệm chương và chứng nhận tại chương trình 

Không chỉ được biết đến là người thuyền trưởng chèo lái con tàu Mộc Châu Milk vượt qua muôn vàn sóng gió, vươn mình trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa và chế biến các sản phẩm từ sữa, ông Trần Công Chiến còn có đóng góp lớn trong việc mang đến cuộc sống sung túc của người nông dân ở vùng thảo nguyên xanh Mộc Châu. Những quyết tâm, hoài bão trong suốt 40 năm qua với nghề chăn nuôi bò sữa của ông Trần Công Chiến đã trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho hàng nghìn người lao động làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Đứng trước những thách thức không nhỏ của ngành sữa trong giai đoạn từ năm 2010 – 2015, Tổng Giám đốc Mộc Châu Milk Trần Công Chiến đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TMR. Đây là nhà máy sản xuất, chế biến thức ăn tổng hợp cho bò sữa với công nghệ tiên tiến nhất thế giới đầu tiên tại Việt Nam, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sữa.

Không những thế, ông Trần Công Chiến còn sáng suốt chỉ đạo đầu tư mạnh mẽ cho công tác chăn nuôi tại các hộ gia đình, nghiên cứu chế tạo máy bơm nước thải cho các trang trại, hỗ trợ người nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi bò sữa. Hiện nay, 100% số trang trại hộ gia đình ở Mộc Châu Milk đều được cơ giới hóa.

Các nhà khoa học, trí thức được vinh danh chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu

Trước đó vào năm 2004, nhờ tầm nhìn mang tính chiến lược của ông Trần Công Chiến, Mộc Châu Milk đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam thành lập quỹ bảo hiểm giá sữa và bò nuôi cho người nông dân. Nhờ mô hình đảm bảo tính bền vững trong chăn nuôi, Mộc Châu Milk suốt những năm qua không ngừng phát triển, đàn bò tăng trưởng nhanh chóng, chất lượng sữa không ngừng được nâng cao.

Đối với hàng nghìn nông dân trên thảo nguyên Mộc Châu, ông Trần Công Chiến không chỉ là vị lãnh đạo quyết đoán, sáng suốt của Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu mà còn là người trực tiếp đồng hành, hướng dẫn họ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sát cánh cùng người lao động để mang đến cho thị trường những sản phẩm sữa thơm ngon, bổ dưỡng, sạch sẽ và đảm bảo.

Chia sẻ về định hướng trong tương lai, ông Trần Công Chiến cho biết ông đang ấp ủ nhiều hoài bão về việc phát triển ngành chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa, với sự chung tay góp sức của công ty và bà con nông dân. Ông Chiến cũng đặt mục tiêu, mối quan hệ giữa các “nhà”: Nhà nước – Nhà Khoa học – Nhà doanh nghiệp – Nhà nông sẽ ngày càng khăng khít, gắn bó bền chặt hơn.

Tất cả đều hướng đến mục tiêu quan trọng là nâng cao đời sống của bà con nông dân, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội khu vực nông thôn, thực hiện thành công các chủ trương chính sách của Đảng về tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Người mặc “áo giáp” giúp nông dân

Doanh nhân Trần Công Chiến luôn tự nhận mình với cái tên dân dã – Chiến “bò” khi nói về mình. Với nhiều quyết sách tiên phong, táo bạo, ông đã tạo dựng, phát triển thương hiệu sữa Mộc Châu thành một thế lực trên thị trường. Đặc biệt, ông Chiến là người tiên phong ủng hộ mô hình khoán hộ ở Mộc Châu, khoác “áo giáp”, giúp nhiều nông dân từ hai bàn tay trắng thành những tỷ phú chăn bò trên thảo nguyên Mộc Châu (Sơn La).

Ông Trần Công Chiến, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk)

Động lực từ… đường cùng

Đến Mộc Châu những ngày đầu tháng 10, một không khí rộn ràng, háo hức từ hàng trăm hộ dân chăn nuôi bò sữa chuẩn bị cho ngày hội lớn nhất trong năm của họ – Hội thi “Hoa hậu bò sữa” Mộc Châu bước sang tuổi 15.

“Cha đẻ” của hội thi tạo nên nét văn hóa độc đáo, một thứ đặc sản trên nông trường bò sữa Mộc Châu nổi tiếng cả nước 15 năm qua, không ai khác chính là ông Trần Công Chiến, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk).

Khác hẳn với hình ảnh nghèo khó ở các xã miền núi, đến thị trấn Nông trường Mộc Châu, nhà tầng mọc san sát, nhiều chiếc xe hơi đời mới xuất hiện nhiều trên những ngả đường. Nhờ bò sữa, hàng trăm hộ dân đã giàu lên từ mảnh đất này, không ít người thành tỷ phú.

Để có “quả ngọt” đó, ít ai biết rằng, bước ngặt chính là chuyển từ chăn nuôi tập trung ngụp lặn bên bờ vực, sang mô hình khoán hộ. Đây cũng được xem là mô hình thành công nhất trong chăn nuôi bò sữa theo nông hộ ở Việt Nam- yếu tố quan trọng giúp Mộc Châu Milk đứng vững và phát triển mạnh như hôm nay.

Thế nhưng, “đêm trường” của những năm tháng chăn nuôi tập trung, bao cấp là nỗi ám ảnh với những người chăn bò trên thảo nguyên Mộc Châu, đặc biệt là với ông Chiến.

Nhìn lại 60 năm thăng trầm đó, ông Chiến chia sẻ: Vùng chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu hiện nay, tiền thân nông trường của Quân đội (thành lập tháng 4/năm 1958), sau đó chuyển thành nông trường Quốc doanh (năm 1961).

Khi còn nằm trong hệ thống quốc doanh, Mộc Châu Milk cũng được đầu tư rất lớn. “Đến nỗi, thời cố Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn lên Mộc Châu còn nói, ví von rằng, Nhà nước gần như đã trải tiền kín diện tích ở Mộc Châu bằng tờ tiền mệnh giá 2 đồng”- ông Chiến kể.

Đến giai đoạn 1975 – 1976, Nông trường Mộc Châu được nhận 884 con bò sữa giống Holstein Friesian do lãnh tụ Fidel Castro của Cuba tặng. Nước bạn cũng hỗ trợ xây dựng 10 trại chăn nuôi mẫu với công nghệ chăn nuôi hiện đại nhất ngày đó; 1 trung tâm nuôi bê và 1 bệnh viện thú y… Thế nhưng do nhiều yếu tố, sau đó hệ thống máy móc không được sử dụng có hiệu quả, và nhất là mô hình chăn nuôi tập trung không còn phù hợp.

Nhớ lại thời đó, ông Chiến day dứt: “Những năm 1987-1988, nông trường gần như nằm bên bờ vực diệt vong, khi đàn bò từ 1.800 con, bị giết thịt còn 1.200 con, vì cả người lẫn bò đều không có cái ăn…”.

Theo ông Chiến, nông trường trải qua thời bao cấp đầy gian nan, chăn nuôi kiểu “bò ăn giấy”. “Ông cắt được 10 kg cỏ nhưng báo lên tới 15 kg… cuối cùng con bò phải gánh hết, nên giá thành sản xuất rất cao. Tôi rất dị ứng với cơ chế “của chùa” đó” – ông Chiến nói.

Để rồi, chính ông Chiến là người ủng hộ mạnh mẽ nhất quyết định chuyển từ chăn nuôi tập trung bao cấp sang mô hình khoán hộ chăn nuôi giai đoạn 1989 – 1990.

“Tôi hiểu rằng, người chăn nuôi họ cũng cần có chút gì của riêng họ, chứ cứ của tập thể là hỏng hết, nên chúng tôi nghĩ ra mô hình khoán. Đàn bò đang nuôi tập trung được chia nhỏ cho các hộ dân, ông kỹ sư trại to hơn, ông công nhân thì nhận 3-5 con về nuôi”- ông Chiến kể.

Chủ tịch Mộc Châu Milk cũng chia sẻ, thời đó, thực sự nông trường khoán bằng niềm tin, vì không còn cách nào khác. Có lẽ niềm tin của ông Chiến và nhiều cán bộ nông trường thời đó đến nay đã đúng, bởi quy mô đàn bò, sản lượng sữa sau đó liên tục tăng lên, đời sống bà con ngày càng khá giả hơn.

Thêm “áo giáp” bảo vệ nông dân

Cùng với chính sách khoán hộ, một dấu ấn đột phá của ông Chiến, chính là người tiên phong thực hiện Quỹ bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm giá sữa. Đáng nói, trong khi cả nước còn loay hoay với bảo hiểm nông nghiệp (trong đó có bảo hiểm vật nuôi), thì Mộc Châu Milk đã triển khai hai loại bảo hiểm này từ năm 2004.

Mô hình đó không ít người ví von là những chiếc “áo giáp” bảo vệ và giúp nông dân liên kết chặt chẽ hơn với công ty và 100% các hộ nuôi bò sữa tại Mộc Châu đều tham gia bảo hiểm.

Ông Nguyễn Văn Đê (Đơn vị Vườn Đào 1, thị trấn Nông trường) cho biết, ông bắt đầu chăn nuôi bò sữa hơn 10 năm trước. Đến nay, tổng đàn bò của gia đình ông đã lên 90 con. Với khoảng 50 con đang vắt sữa, cho sản lượng khoảng 7,5 tạ/ngày, trừ các loại chi phí, hộ ông Đê “đút túi” trên 100 triệu/tháng.

 Nhờ chính sách hỗ trợ từ Mộc Châu Milk, ở Mộc Châu xuất hiện ngày càng nhiều tỷ phú từ chăn nuôi bò sữa

Theo ông Đê, chính sách bảo hiểm giá sữa và bảo hiểm vật nuôi là điểm tựa vững chắc giúp các hộ tăng đàn. “Một con bò cho vắt sữa chỉ đóng 600 nghìn/đồng, khi loại thải được hỗ trợ 4,5 triệu đồng, cùng số tiền bán bò, chúng tôi có thể mua một con bê 8-10 triệu đồng. Còn bảo hiểm giá sữa, lúc giá sữa giảm 30% thị trường, công ty sẽ hỗ trợ 60% số giảm…Với tỷ lệ loại thải 9-10% tổng đàn mỗi năm, đây điều cứu cánh cho chúng tôi”- ông Đê nói.

Còn ông Nguyễn Thạch Lỏi (Tiểu khu 67, thị trấn Nông trường) là một trong những hộ có đàn bò sữa lớn nhất ở Mộc Châu với số lượng lên đến 200 con bò sữa. “Chính sách bảo hiểm và sự hỗ trợ từ thú y, thức ăn, con giống, vay vốn tăng đàn, mua sắm máy móc… đã giúp chúng tôi chọn lọc những con bò có sản lượng, chất lượng sữa tốt hơn”- ông Lỏi nói.

Theo các chuyên gia, điều khác biệt về mô hình bảo hiểm ở Mộc Châu là do nông dân đóng góp và tự bầu ban quản trị. Điều này tạo sự rõ ràng, minh bạch, tạo lòng tin rất tốt với người chăn nuôi.

Lãnh đạo Mộc Châu Milk cho biết, để chính sách bảo hiểm thành công, công ty phải hỗ trợ rất lớn. “Ở đây, nếu quỹ hụt công ty bù vào, còn khi dư thừa, thì công ty dùng vào vốn sản xuất và trả lãi cho quỹ. Việc này rất minh bạch”- ông Chiến nói.

Theo ông Chiến, bảo hiểm là chính sách đặc biệt, chia sẻ rủi ro với người chăn nuôi vì “để họ đơn độc thì thiệt thòi lắm”.

Ý tưởng lập Quỹ bảo hiểm được ông Chiến đề cập đến, khi ông chứng kiến một hộ dân gặp rủi ro, tới 5 con bò bị chết. Con bò sữa như một cơ nghiệp của nông dân. Bởi, một năm có thể cho 8 tấn sữa, giúp nông dân thu nhập 70-80 triệu đồng, nhưng chỉ cần một tai nạn như bị trượt ngã…là có chuyện. Lập quỹ bảo hiểm để chia sẻ cho hộ chăn nuôi, nên khi mới triển khai, ông Chiến và lãnh đạo công ty phải đến thuyết phục từng hộ để họ hiểu và đồng ý tham gia.

Từ sự quyết liệt, bản lĩnh của ông Chiến “bò”, Mộc Châu Milk đã khoác lên mình một diện mạo mới, với sự đa dạng hóa sản phẩm, độ phủ ngày càng tăng trên thị trường và được người tiêu dùng yêu thích. Còn ở Mộc Châu, nhiều tỷ phú trẻ đã xuất hiện như một minh chứng cho những quyết sách trúng và đúng của ông, như một sự kế thừa, phát triển từ truyền thống của các thế hệ gắn cuộc đời với dòng sữa trắng trên thảo nguyên chăn nuôi bò sữa lớn cả nước.

Mộc Châu Milk – Dòng sữa hạnh phúc cho triệu gia đình

Với quy trình chăn nuôi và sản xuất khép kín theo công nghệ tiên tiến, sữa Mộc Châu được đánh giá là sạch ‘từ trang trại đến bàn ăn’, đảm bảo chất lượng, ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Dây chuyền chế biến sữa tại nhà máy của Mộc Châu Milk

3 giờ sáng. Những công nhân tại trang trại rộng 8,76 ha của ông Nguyễn Thạch Lỏi (tiểu khu 67, thị trấn Nông trường Mộc Châu, Sơn La) bắt đầu tắm rửa cho đàn bò sữa. Khi chuồng trại và các “nàng bò” đã sạch sẽ, các công nhân đeo găng tay, cầm những chiếc khăn sạch, khô và mềm lau bầu vú bò rồi chụp núm, bật máy vắt sữa có giá gần nửa tỉ đồng để sữa tự động chảy vào téc. Sữa được bảo quản trong téc ở nhiệt độ 4 độ C, sau đó xe chuyên dụng của Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) đến nhập đem về nhà máy chế biến. “Toàn sữa loại 1, loại tốt nhất đấy. Sữa này công ty mua với giá cao nhất. Với 60 “nàng bò” đang cho sữa trong trang trại có 180 con, mỗi ngày đàn bò cho sản lượng 1 tấn sữa, tôi bỏ túi cả chục triệu đồng”, ông Lỏi khoe.

Để có lượng sữa đạt chất lượng loại 1, ông Lỏi và gần 600 chủ trang trại nuôi bò sữa trên cao nguyên Mộc Châu đã áp dụng nghiêm ngặt quy định về chất lượng con giống, kỹ thuật chăm sóc, kiểm soát dịch bệnh, chế độ dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm… dưới sự hỗ trợ đắc lực và kiểm soát chặt chẽ của Mộc Châu Milk. Chuồng trại đều xây theo mẫu chuẩn, bò giống mua từ trại của công ty, chế độ dinh dưỡng cũng như kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho đàn bò đều được quan tâm sát sao… Theo ông Lỏi, đàn bò sữa Mộc Châu cho sữa nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, ngoài việc khí hậu thuận lợi và nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, còn có một phần đóng góp quan trọng từ nguồn thức ăn hỗn hợp TMR, được sản xuất bởi nhà máy sử dụng công nghệ hiện đại của Hàn Quốc do Mộc Châu Milk đầu tư xây dựng với số vốn trên 1 triệu USD. Thức ăn TMR được phối trộn sẵn theo khẩu phần đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng đối với từng nhóm bò, khắc phục được sự mất cân đối trong các loại thức ăn hỗn hợp khác như: thức ăn tinh hỗn hợp thì thiếu chất xơ, premix thì thiếu chất tinh và chất thô… 

Sản phẩm chất lượng cao

Ông Trần Công Chiến, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Mộc Châu Milk, cho biết cao nguyên Mộc Châu có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để nuôi bò sữa và sản xuất ra thứ “vàng trắng” chất lượng. Nơi đây được “trời ban” cho điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng rất thuận lợi cho việc nuôi bò sữa mà những nơi khác nếu có tiền cũng không mua được. Mộc Châu cũng là nơi đầu tiên trong cả nước nuôi bò sữa, những người nuôi bò thượng thặng nơi đây rất giàu kinh nghiệm khi có thâm niên 60 năm nuôi bò sữa. Đàn bò trong các trang trại cũng toàn là “hàng tuyển”, được nhập từ Hà Lan, Mỹ, Úc hoặc được sinh ra từ tinh con đực cấy truyền phôi những con bò tốt nhất thế giới.

Vắt sữa bằng máy hiện đại tại nhà máy của Mộc Châu Milk

Theo ông Chiến, đàn bò được nuôi ở các trang trại đạt tiêu chuẩn VietGAP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá và cấp chứng chỉ, đáp ứng tốt trên 70 tiêu chí nghiêm ngặt, với quy trình công nghệ khép kín: Sạch từ nước tưới và trồng cỏ, phối trộn thức ăn cho bò, xử lý chất thải, vệ sinh chuồng trại, tiêm vắc xin đầy đủ, vệ sinh bò sữa trước khi vắt sữa, chất lượng sữa giao cho nhà máy đảm bảo về hàm lượng dinh dưỡng và tỷ lệ vi sinh… Công ty sở hữu 2 trung tâm giống và chuyển giao kỹ thuật được thiết kế và chăn nuôi theo mô hình hiện đại của châu Âu. Công tác thú y và quản lý chất lượng sữa luôn được đặt lên hàng đầu. Hằng ngày, cán bộ thú y, khuyến nông đều “đảo” qua các trang trại kiểm tra tình hình dịch bệnh, giám sát việc vắt và bảo quản sữa…

Những dòng sữa có hàm lượng mỡ sữa từ 3,75%, bơ từ 2,95% trở lên… từ các trang trại được đưa về nhà máy chế biến sữa hiện đại với công suất 100.000 hộp/giờ. Tại nhà máy, sữa tươi nguyên liệu được xử lý qua hệ thống thanh trùng và tiệt trùng đều tự động hóa và hoàn toàn vô trùng của Tập đoàn Tetrapak (Thụy Điển) đảm bảo sản phẩm sữa giữ nguyên vẹn chất dinh dưỡng, độ tươi và thơm ngon. Ông Chiến cho biết, Mộc Châu Milk đang cung cấp ra thị trường 40 loại sản phẩm, trong đó có sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng, sữa chua nếp cẩm, phô mai, bơ tươi nguyên chất, bánh sữa, váng sữa… đảm bảo chất lượng, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Một ngày ở nông trại bò sữa Mộc Châu

Hiện nay, Mộc Châu có gần 600 hộ chăn nuôi bò, với hơn 24 nghìn con, sản lượng đạt khoảng 100.000 tấn sữa tươi mỗi năm. Các trang trại chăn nuôi đều áp dụng theo mô hình tiêu chuẩn nghiêm ngặt của các nước phát triển như Mỹ, Canada. Đã thành thông lệ, tháng 10 hằng năm, người dân Mộc Châu (Sơn La) lại rộn ràng không khí chờ đợi cuộc thi sắc đẹp có một không hai ở Việt Nam “Hoa hậu Bò sữa Mộc Châu”.

Cuộc thi do Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu tổ chức nhằm tôn vinh những cô bò sữa có chất lượng tốt, sản lượng sữa cao và ngoại hình đẹp, đồng thời là nơi các hộ chăn nuôi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm.

Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2004, đến nay, Hoa hậu Bò sữa Mộc Châu đã có lịch sử 15 năm. Cuộc thi được xem là nét văn hóa, ngày hội được mong chờ nhất trong năm của người dân cao nguyên Mộc Châu và du khách thập phương. Năm nay, cuộc thi được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu nên có ý nghĩa đặc biệt.

Đến Mộc Châu thời điểm này có thể cảm nhận rõ không khí rộn ràng, chuẩn bị cho hội thi. Trên các cánh đồng cỏ xanh mướt, các chủ trang trại tích cực luyện tập, chăm sóc cho các “nàng bò” đạt chuẩn.

Hiện nay, Mộc Châu có gần 600 hộ chăn nuôi bò, với hơn 24 nghìn con, sản lượng đạt khoảng 100.000 tấn sữa tươi mỗi năm.

Trên cánh đồng cỏ xanh bát ngát, các chủ trang trại tích cực luyện tập, chăm sóc cho các “nàng bò” đạt chuẩn

Các trang trại chăn nuôi đều áp dụng mô hình của các nước phát triển như Mỹ, Canada. Trong đó, từ khâu xây dựng chuồng trại, trồng cỏ, ngô ủ chua, nhà máy chế biến thức ăn TMR… đến quản lý thú y, bảo vệ môi trường chung quanh đều phải bảo đảm các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Nhờ thế, dù chăn nuôi với quy mô lớn, số lượng đàn bò cao, nhưng khu chuồng trại chăn nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm vệ sinh, không có mùi hôi, không gây ô nhiễm môi trường.

Các trang trại chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu hiện nay đều được cơ giới hóa. Trong ảnh: Máy ép và xử lý phân tại một hộ nuôi

Ngoài chú trọng công nghệ, để bảo đảm nguồn sữa chất lượng, các “nàng bò” ở Mộc Châu đều được chăm sóc theo chế độ đặc biệt.

Buổi sáng, các “nàng bò” sẽ được tắm mát, nghe nhạc và dạo chơi trên cánh đồng xanh bát ngát của nông trường. Buổi trưa, bò ăn uống với khẩu phần ăn đạt chuẩn yêu cầu dinh dưỡng từ các chuyên gia. Trong đó, ngoài cỏ tươi còn được bổ sung thêm thức ăn ủ chua, cỏ Mỹ và các loại thức ăn TMR tổng hợp.

Cỏ được trồng tự nhiên, không sử dụng dư lượng thuốc trừ sâu và thu hoạch bằng máy cắt cỏ

Các loại thức ăn này phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh và giá trị dinh dưỡng, bởi quan niệm của Mộc Châu Milk là sạch từ đồng cỏ đến ly sữa. Để đạt được điều đó, tất cả cỏ và ngô đều được người nông dân nơi đây trồng theo quy trình nghiêm ngặt, không sử dụng chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật.

Buổi chiều, trước khi tiến hành vắt sữa, bò được tắm rửa sạch sẽ, bầu sữa được phun rửa sạch để bảo đảm vệ sinh. Hiện nay, 100% trang trại đã khai thác sữa bằng máy và thực hiện theo quy trình khép kín hoàn toàn. Sữa tươi vắt ra sẽ chứa trong các bình chuyên dụng tối đa 30 phút trước khi đem đến các trung tâm thu mua, bán kính không quá 2km từ các trang trại.

Hiện nay, 100% trang trại ở Mộc Châu đã khai thác sữa bằng máy và thực hiện theo quy trình khép kín hoàn toàn

Tại đây, nguồn sữa được kiểm tra nhanh độ tươi và các chỉ tiêu của sữa, như: hàm lượng vật chất khô, chất béo, tỷ lệ vi sinh… để phân loại chất lượng rồi đưa vào nhà máy.

Tiếp đó, sữa tươi nguyên liệu được xử lý qua hệ thống thanh trùng và hệ thống tiệt trùng đều của tập đoàn Tetrapak (Thụy Điển) bảo đảm các sản phẩm sữa giữ nguyên vẹn được chất dinh dưỡng, độ tươi và thơm ngon của sữa bò. Toàn bộ quy trình xử lý này đều tự động hóa và hoàn toàn vô trùng.

Các “nàng bò” đang được công nhân nông trường Mộc Châu dùng máy vắt sữa

Buổi chiều tối, bò sữa sẽ được tắm mát, nghỉ ngơi, nghe nhạc thư giãn và ăn uống. Quy trình chăn nuôi này được các chủ trang trại thực hiện nghiêm ngặt. Mỗi con bò sữa đều đánh dấu các mã số riêng để theo dõi các chỉ số sức khỏe. Hằng ngày, Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu đều cử một đội ngũ nhân viên thú y, chuyên gia đến từng hộ gia đình để kiểm tra, giám sát, chấm điểm và phân loại từng hộ.

Buổi chiều tối, bò sữa sẽ được tắm mát, nghỉ ngơi, nghe nhạc thư giãn và ăn uống

Mỗi năm, các hộ chăn nuôi bò sữa tại Mộc Châu đều lựa chọn ra các “nàng bò”, với hình thể khỏe mạnh, sản lượng và chất lượng sữa tốt để tham gia cuộc thi Hoa hậu Bò sữa. Thí sinh nào đạt tiêu chuẩn sẽ bước vào vòng chung kết, tại đây bò sẽ tranh tài ở các hạng mục: bò vắt sữa, bò cạn sữa, bò hậu bị, bê cai sữa và bê ăn sữa… dưới sự chấm điểm gắt gao của Ban giám khảo. “Nàng bò” nào có điểm số cao nhất sẽ giành Giải hoa hậu với vương miện vàng và nhiều phần thưởng giá trị.

Một “nàng bò” sữa lọt vào vòng chung kết Hoa hậu bò sữa Mộc Châu 2018

Năm nay cuộc thi “Hoa hậu Bò sữa Mộc Châu” đã lựa chọn được 126 thí sinh xuất sắc nhất, đại diện cho hơn 24 nghìn con bò, đến từ 566 hộ nuôi trong huyện tranh tài ở vòng chung kết.

Thông qua việc tuyển chọn bò đi thi, Công ty sữa Mộc Châu cũng kiểm tra được quá trình sản xuất sữa, chăm sóc bò của các hộ dân để bảo đảm lượng sữa cung cấp cho Công ty là sữa sạch và có chất lượng tốt. Ngoài ra, từ cuộc thi cũng lựa chọn được những con bò hạt nhân đạt chất lượng cao với nguồn gen quý.

Qua 15 năm tổ chức, Hoa hậu Bò sữa Mộc Châu là chứng nhận cho chính những nỗ lực của Mộc Châu Milk và chính quyền Mộc Châu, là sự bảo chứng cho chất lượng tốt nhất của đàn bò và người nuôi bò.

Nông dân

Mộc Châu “trở mình” bằng quy trình VietGAP

TP – Mô hình chăn nuôi thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) đang mang lại hiệu quả lớn tại vùng chăn nuôi bò sữa Mộc Châu (Sơn La), giúp người dân cải thiện về môi trường, nâng chất lượng nguồn sữa, giúp người nuôi bò thu nhập cao.


Trang trại gia đình anh Dương Văn Nội được nâng cấp khang trang, thoáng đãng

Thay đổi cách nghĩ

Anh Dương Văn Nội (đơn vị Vườn Đào 2, thị trấn Nông trường, Mộc Châu, Sơn La) cho biết, sau khi dự các lớp tập huấn về làm quy trình chăn nuôi theo Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), và dự các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, gia đình anh đã tập trung 1,2 tỷ đồng đề nâng cấp hệ thống chuồng trại.

“So với trước đây, hệ thống chuồng gần như được nâng cấp cao ráo, rộng, thoáng mát hơn. Hệ thống rãnh thoát nước, hố phân, khu cho bò ăn, nghỉ ngơi cũng được bố trí riêng, mùi hôi đỡ hẳn. Bò con nào cũng có không gian, môi trường sạch sẽ, nên khỏe khoắn, tiết sữa chắc chắn sẽ có chất lượng hơn”, anh Nội nói.

Theo anh Nội, hiện gia đình anh đã nâng quy mô đàn bò lên 50 con, trong đó hơn 20 con đang vắt sữa, cho lượng sữa 5 tạ/ngày, doanh thu bình quân khoảng 180 triệu đồng/tháng, trừ đi các chi phí, anh “đút túi” khoảng 40- 50 triệu đồng/tháng.

Còn anh Đặng Văn Hồng, đơn vị Vườn Đào 1 – hộ nuôi quy mô trên 30 con cũng thấy tấm tắc với “VietGAP”. Theo anh, VietGAP gồm tới 73 tiêu chí. Các chuồng trại phải khử mùi, sử dụng các loại nước rửa thùng, khăn lau vú bò trước và sau khi vắt, sát trùng xô, máy vắt. Chuồng trại phải có rãnh thoát chất thải, không được cho chảy tràn trên mặt chuồng, mỗi hộ đều có sổ ghi chép về lượng sữa hàng ngày, theo dõi phối giống…

“Theo VietGAP được Cty hỗ trợ. Làm tốt, chất lượng, năng suất sữa cao, công ty thưởng lớn, không dại gì mà không theo”, anh Nội nói.

Theo ông Phạm Văn Nhán, Phó Tổng giám đốc Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu, dù đã quen nhiều công đoạn, nhưng khi có chứng chỉ VietGAP, quy trình nuôi của các hộ bài bản hơn. Người chăn nuôi bò ý thức được về cách chăm, yêu quý đàn bò, xử lý sạch sẽ từ thức ăn, nước uống, thú y, vệ sinh bò, chuồng trại, môi trường… theo một tiêu chuẩn tốt.

Từ đó, đảm bảo sức khỏe cho cả người nuôi lẫn đàn bò, giúp việc sản xuất sữa có chất lượng, an toàn. Ông Nhán cho biết, hiện toàn bộ hơn 550 hộ chăn nuôi bò của Cty ở Mộc Châu đã được cấp chứng chỉ VietGAP.

Sẽ tiến lên sản xuất sữa hữu cơ

Tại Mộc Châu, nhiều năm trở lại đây, người chăn nuôi bò sữa có quy trình chăn nuôi và sản xuất khép kín đồng bộ. Mọi tiêu chuẩn ở đây đều phải thực hiện rất nghiêm túc theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Ông Phạm Văn Nhán cho biết, các hộ nuôi bố trí khu vắt sữa riêng và toàn đàn được vắt bằng máy. Bò được tắm rửa hai lần/ngày. Trước khi vắt sữa, bầu sữa bò phải được phun rửa sạch để đảm bảo vệ sinh.

Hàng tháng, công ty đều cử một đội ngũ nhân viên kỹ thuật đến kiểm tra từng hộ chăn nuôi về các điều kiện chăn nuôi, sau đó chấm điểm để đánh giá phân loại từng hộ. Sữa sản xuất ra được thu mua với giá cao, đồng thời được khuyến khích thưởng hàng tháng, hàng quý.

Hiện Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu có 18 điểm thu mua sữa tươi đặt gần trại bò của người nuôi, giúp việc mua, kiểm tra chất lượng và đảm bảo sữa được tốt. Tính ra, trung bình cứ 40 hộ chăn nuôi thì có một trung tâm thu mua sữa để bảo đảm được chất lượng sữa và giúp người dân không phải vận chuyển xa.

Sữa sản xuất ra được kiểm tra theo tiêu chuẩn quốc tế với các chỉ tiêu như: hàm lượng vật chất khô, chất béo, tỷ lệ vi sinh… Tất cả số sữa thu mua từ các hộ chăn nuôi sẽ được vận chuyển về nhà máy bằng xe chuyên dụng.

Theo ông Trần Công Chiến, Tổng Giám đốc Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu, VietGAP là một bước ban đầu, Cty sẽ tiến tới sản xuất sữa hữu cơ. Để phục vụ cho việc mở rộng đàn bò và nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò sữa, Mộc Châu đầu tư nhà máy thức ăn hỗn hợp dinh dưỡng cao TMR.

Loại thức ăn phối trộn này có thể tạo ra những khẩu phần ăn tốt nhất cho con bò ở từng giai đoạn, đặc biệt có sử dụng cỏ Alfafa nhập khẩu từ Mỹ. Đàn bò tại Mộc Châu là giống bò HF thuần chủng được phối giống tinh bò đực ngoại nhập khẩu thuần chủng với các đặc tính ưu việt và chất lượng cao, do đó cho ra dòng sữa chất lượng cao.

Phạm Anh

Nguồn: https://www.tienphong.vn/kinh-te/moc-chau-tro-minh-bang-quy-trinh-vietgap-775494.tpo

Mộc Châu milk

Mộc Châu Milk: Tăng độ “phủ” thị phần nhờ lợi thế sữa tươi

Từ lợi thế của dòng sữa tươi mát lành trên thảo nguyên chăn nuôi bò sữa độc đáo vùng Tây Bắc, Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu (MộcChâu Milk) đang đẩy nhanh đa dạng hóa các sản phẩm, tăng độ “phủ” trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đặc biệt là sữa tươi.

Mộc Châu có lợi thế về khí hậu và thổ nhưỡng để phát triển đàn bò sữa

 

Tăng nguồn sữa tươi

Theo Hiệp hội chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam, hiện cả nước có trên 24.000 trang trại và hộ nông dân nuôi bò sữa, với tổng đàn bò sữa gần 283.000 con, sản lượng sữa tươi sản xuất đạt gần 800.000 tấn, đáp ứng khoảng 39 – 40% nhu cầu tiêu thụ sữa của người tiêu dùng trong nước. Số còn lại, trên  60% phải nhập khẩu từ nước ngoài.

PGS.TS Hoàng Kim Giao, nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNN&PTNT), cho biết, do đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu về các sản phẩm sữa cũng tăng lên, đặc biệt là sữa tươi. Thực tế, mức sử dụng trung bình của người dân Việt Nam với sữa tươi mới đạt đến 9 lít/người, nếu tính cả các sản phẩm quy đổi từ sữa như bơ, pho mát, sữa bột… mới ở mức 22kg/người/năm. Trong khi, mức trung bình của thế giới đã lên tới 103 – 104 lít sữa tươi, chưa kể sản phẩm quy đổi từ sữa khác. Do vậy, nhu cầu sữa tươi với Việt Nam tới đây sẽ tăng lên rất lớn.

Hiện toàn Mộc Châu đã có gần 600 trang trại chăn nuôi, đạt chuẩn Vietgap toàn vùng

 

Theo ông Giao, hàng năm, Việt Nam phải chi hơn 1 tỷ USD để nhập sữa. Đây là điều vô lý, trong khi nhiều nơi ở Việt Nam có điều kiện tốt về thổ nhưỡng, nhân công để để phát triển đàn bò sữa. Đặc biệt là khu vực Mộc Châu (Sơn La), Đà Lạt (Lâm Đồng)…là những nơi có ưu thế về mặt khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển đàn bò sữa.

Nhìn thấy tiềm năng thị trường lớn, nắm bắt những lợi thế của mình, Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) đã không ngừng phát triển quy mô đàn bò sữa, đầu tư hệ thống chế biến hiện đại, đa dạng hóa các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Thực tế, trong mô hình chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu, các nông hộ gắn chặt quyền lợi với công ty vì họ cũng là cổ đông nên đã phát huy được thế mạnh. Sau giai đoạn cổ phần hóa (năm 2005) đến nay, đàn bò trên nông trường không ngừng tăng thêm. Hiện toàn công ty có có gần 600 hộ chăn nuôi, với tổng đàn trên 23.000 con. Tất cả các hộ chăn nuôi đều áp dụng quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.

Để đáp ứng cho nguồn sữa tươi cho nhà máy chế biến, tới đây Mộc Châu Milk tăng mô trung bình 45-50 con/hộ, trong đó khoảng 30% nhóm hộ nuôi quy mô lớn 100-200 con/hộ. Tiếp tục mở rộng vùng nguyên liệu, phát triển thêm các hộ chăn nuôi ngoài công ty, phù hợp với quy hoạch phát triển đàn bò sữa của Sơn La, đến năm 2020 là 35.000 con.

Nghiêm ngặt quy trình với từng giọt sữa

Ông Phạm Hải Nam, Phó Tổng giám đốc Mộc Châu Milk cho biết, để mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm sữa tươi sạch và thơm ngon, Mộc Châu Milk đã đầu tư bài bản vào hệ thống trang trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn quốc tế. Từ khâu xây dựng chuồng trại, trồng cỏ, ngô làm thức ăn ủ chua, nhà máy thức ăn TMR (phối trộn khẩu phần ăn)… đến quản lý thú y, xây dựng môi trường xung quanh.

Quy trình vắt sữa khép kín với dây chuyền hiện đại

 

Đến nay, Công ty đã có 3 trang trại lớn với gần 5.000 con bò sữa được chăn nuôi theo tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Cùng với chính quyền huyện Mộc Châu, tới đây, Mộc Châu Milk sẽ quy hoạch ở huyện Vân Hồ (Sơn La) 2-3 trại chăn nuôi tập trung, với quy mô trên 1.000 con/trại. Đây là những trại được áp dụng công nghệ chăn nuôi hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu, Mỹ.

Đối với hệ thống chăn nuôi nông hộ, hiện toàn bộ hệ thống thú y, thụ tinh nhân tạo và quản lý con giống, thức ăn chăn nuôi của nông trường đều do cán bộ công ty trực tiếp làm, hướng dẫn bà con thực hiện. 100% số hộ chăn nuôi đều có máy vắt sữa, máy tắm cho bò, máy cắt cỏ, thái băm thức ăn xanh.

Theo ông Nam, sau khi vắt sữa ở các trang trại xong, sữa phải chuyển đến các điểm thu mua  của công ty ngay gần đó. Sữa bò sau khi vắt xong khoảng 35-37 độ C, khi đưa vào điểm thu mua, sẽ bảo quản ở 2-4 độ C. Hàng ngày, có xe chuyên dụng của công ty đi đến các điểm thu mua để lấy sữa về nhà máy chế biến.

Với dòng sản phẩm sữa thanh trùng và tiệt trùng 100% tự nhiên, Mộc Châu đang dần chiếm ưu thế trong thị trường sữa tươi nhờ vùng nguyên liệu tôt

 

Toàn bộ sản lượng sữa tươi thu mua trong ngày được Mộc Châu Milk chế biến trong ngày. Với hệ thống sản phẩm phong phú từ sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng, sữa chua uống, sữa chua ăn… và cả những dự định về các sản phẩm mới sẽ ra mắt trong thời gian tới. “Bằng chính các sản phẩm từ những trang trại chăn nuôi tại Mộc Châu, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ còn tăng thêm sản lượng, đáp ứng vào nhu cầu đang còn tăng trưởng mạnh của thị trường sữa tươi ”- ông Nam tự tin nói.

Nam Khánh

Nguồn: https://www.tienphong.vn/kinh-te/moc-chau-milk-tang-do-phu-thi-phan-nho-loi-the-sua-tuoi-1204539.tpo