Mộc Châu Milk giữ lửa nghề nuôi bò sữa cha truyền con nối cho nông dân

Tiên phong lựa chọn mô hình nông hộ, liên kết chặt chẽ doanh nghiệp với nông dân chính là bí quyết quan trọng tạo nên sự thành công của “chuyên gia bò sữa” Mộc Châu Milk. Sau 61 năm thành lập và phát triển, Mộc Châu Milk đã giúp nhiều nông hộ từ hai bàn tay trắng trở thành những tỷ phú chăn nuôi trên cao nguyên.

Những quyết định lịch sử

Với vị trí cách Hà Nội gần 200 km về phía Tây Bắc, Mộc Châu – cao nguyên xanh mướt – là nơi được thiên nhiên ưu đãi với đất đai màu mỡ, khí hậu quanh năm trong lành mát mẻ. Đây là một trong những vùng đất hiếm hoi phù hợp cho việc phát triển đàn bò sữa tại Việt Nam. Nông trường quân đội Mộc Châu được thành lập trên chính mảnh đất ấy, dần phát triển nghề chăn nuôi bò sữa thành nghề cha truyền con nối tại đây.

Rất ít người biết rằng, trong quá khứ, nghề chăn nuôi bò sữa trên Mộc Châu từng đối mặt với nguy cơ mai một. Trong thời kỳ khó khăn, nông trường nuôi bò gặp khó khăn, phải đổ sữa vì không có người mua, nông dân thiếu động lực làm giàu.

Trước bài toán giữ nghề, Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) quyết định xây dựng mô hình chăn nuôi bền vững, gắn bó chặt chẽ với người nông dân. Năm 1988, doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi từ chăn nuôi tập thể sang mô hình khoán hộ chăn nuôi, chia bò cho dân.

“Nói về thâm niên nuôi bò sữa, không nơi đâu có kinh nghiệm lâu năm như nông dân Mộc Châu. Tôi hiểu rằng, để tạo động lực sản xuất, người chăn nuôi cũng cần có sở hữu của riêng họ. Chúng tôi quyết định đổi hướng, chia nhỏ đàn bò cho các hộ dân”, ông Trần Công Chiến – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Mộc Châu Milk, kể.

 Mộc Châu Milk lựa chọn chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững với mô hình liên kết 4 nhà bền chặt

Cùng với chính sách khoán hộ, năm 2004, doanh nghiệp tiên phong mở Quỹ bảo hiểm vật nuôi và Quỹ bảo hiểm giá sữa cho 100% hộ nuôi bò sữa. Theo đó, cứ một con bò sữa nông dân đóng 600.000 đồng, khi bò chết hoặc thải loại nông dân sẽ nhận khoản tiền hỗ trợ 4 – 5 triệu đồng để mua bê con. Với quỹ bảo hiểm giá sữa, công ty sẽ hỗ trợ người nông dân ngay khi có biến động lớn về giá trên thị trường.

Nhờ những chính sách bảo đảm hợp lòng dân, mô hình mới của Mộc Châu Milk thu hút gần 600 hộ chăn nuôi tham gia, với tổng số lượng đàn bò lên đến 25.000 con. Trong đó, khoảng 200 hộ chăn nuôi bò sữa có thu nhập từ 1 tỷ đồng/năm trở lên. Chăn nuôi bò sữa đến nay đã trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực trong phát triển nông nghiệp tại địa phương. Mục tiêu chiến lược dài hạn của Mộc Châu Milk là tăng sản lượng sữa đồng thời phát triển ngành chăn nuôi bền vững, đến năm 2030 tổng đàn bò đạt 70.000 – 100.000 con.

Xắn tay làm cùng nông dân

Cùng với bước chuyển đổi lịch sử, Mộc Châu Milk cũng triển khai đồng thời mô hình nông hộ bền vững với liên kết 4 nhà: Nhà nước – Nhà doanh nghiệp – Nhà nông – Nhà khoa học nhằm mở rộng đầu ra cho sữa.

Trong khi Nhà nước cho ưu đãi về chính sách và tích cực khuyến nông, Mộc Châu Milk chủ trương xắn tay làm cùng nông dân, cải tạo đàn bò giống, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, mời các nhà khoa học nghiên cứu và áp dụng các quy trình chăn nuôi, chăm sóc bò sữa hiệu quả nhất cho từng nông hộ.

Để nâng cao năng suất và chất lượng sữa loại 1 (hàm lượng protein từ 3%, mỡ sữa từ 3,4% trở lên…), 600 nông hộ đều sử dụng bò giống cao sản do Mộc Châu Milk nhập khẩu từ Mỹ, Australia, New Zealand, tuân thủ yêu cầu chuồng trại và quy trình chăn nuôi theo quy chuẩn VietGAP, kiểm soát dịch bệnh, chế độ dinh dưỡng… dưới sự hỗ trợ chặt chẽ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cũng cử các chuyên gia đầu ngành xuống hướng dẫn nông dân chăn nuôi theo 73 tiêu chí VietGAP. Các chuồng trại được khử mùi, thiết kế rãnh thoát chất thải, xử lý chất thải tự động bằng máy móc, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Mỗi hộ đều có sổ ghi chép lượng thức ăn cho bò, theo dõi chỉ số sức khỏe và chất lượng sữa hàng ngày, phả hệ nhân giống. Hiện nay, 600 nông hộ liên kết với Mộc Châu Milk đều được chứng nhận đạt chuẩn VietGAP và áp dụng cơ giới hóa 100%.

Mộc Châu Milk phát động cuộc thi Hoa hậu Bò sữa, nêu gương nông dân giỏi trong 15 năm qua

Với những nỗ lực và cải tiến liên tục cả về con giống, kỹ thuật chăn nuôi, thức ăn dinh dưỡng, đến nay sản lượng trung bình đàn bò sữa bò Mộc Châu đã đạt tới 25,22 lít sữa/bò/ngày, với nhóm bò cao sản thậm chí đạt tới trên 40 lít/con/ngày. 

Để đảm bảo nguồn sữa nguyên liệu giữ trọn sự tươi ngon, doanh nghiệp cũng đặt 15 điểm thu mua sữa tươi cách các nông hộ không quá 2 km. Sữa tươi mà nông dân vắt ra trong vòng 30 phút sẽ được đem đến các điểm thu mua và chứa trong các bình chuyên dụng 4 độ C, trước khi đem đến nhà máy chế biến hiện đại công suất 100.000 hộp/giờ của Tetra Pak (Thụy Điển).

Mô hình nông hộ bền vững đã góp phần “thay da đổi thịt” cho Mộc Châu những năm gần đây. Nhiều gia đình giàu lên nhờ nuôi bò, nhà tầng mọc san sát. Nhiều gia đình có xe hơi phục vụ đi lại và vận chuyển sữa. Nói như ông Trần Công Chiến, cả 600 nông hộ nuôi bò sữa cho Mộc Châu Milk nay đều là những triệu phú, tỷ phú vùng cao. Không những thế, những hộ nông dân này còn tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho hàng nghìn lao động khác trong vùng với việc liên kết tạo vùng nguyên liệu để phát triển đàn bò.

(Theo Kinh tế & Tiêu dùng)

(Nguồn: https://vietnambiz.vn/moc-chau-milk-giu-lua-nghe-nuoi-bo-sua-cha-truyen-con-noi-cho-nong-dan-20190406003856729.htm)

HĐQT GTNfoods KHÔNG đồng ý đề nghị chào mua công khai cổ phiếu GTN của Vinamilk

Lý do không đồng ý của ông Tạ Văn Quyền – Chủ tịch HĐQT GTNfoods là vì cho đến thời điểm hiện tại, HĐQT của GTNfoods chưa nhận được sự trao đổi nào của Vinamilk về định hướng phát triển GTNfoods.

Công ty cổ phần GTNfoods (mã chứng khoán GTN) vừa có nghị quyết HĐQT thông qua ý kiến thống nhất KHÔNG ĐỒNG Ý VỚI ĐỀ NGHỊ CHÀO MUA CÔNG KHAI CỔ PHIẾU GTN CỦA VINAMILK.

Ngày 23/3/2019, Theo Biên bản tổng hợp ý kiến thành viên HĐQT của GTNfoods biểu quyết nội dung “Công ty cổ phần Sữa Việt Nam chào mua công khai cổ phiếu GTN”, kết quả kiểm phiếu cho thấy:

-Số thành viên đồng ý: 03 thành viên tương ứng 50% thành viên HĐQT

-Số thành viên không đồng ý: 03 thành viên tương ứng 50% thành viên HĐQT

-Số thành viên không có ý kiến: 0 thành viên.

Theo quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT GTNfoods hiện hành thì “Khi biểu quyết, mỗi thành viên HĐQT có một phiếu biểu quyết, HĐQT quyết định theo đa số, trường hợp số phiếu biểu quyết ngang nhau thì bên có phiếu biểu quyết nhất trí, tán thành của Chủ tịch HĐQT hoặc thành viên được chủ tịch HĐQT uỷ nhiệm chủ toạ phiên họp là quyết định được thông qua”. Trong trường hợp này, Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần GTNfoods có ý kiến KHÔNG ĐỒNG Ý với đề nghị chào mua công khai cổ phiếu GTN của Vinamilk, vì thế, HĐQT công ty thông qua chủ trương KHÔNG ĐỒNG Ý với đề nghị chào mua công khai cổ phiếu.

Theo ý kiến của ông Tạ Văn Quyền-Chủ tịch HĐQT GTNfoods, lý do ông không đồng ý với ý kiến chào mua công khai của Vinamilk là vì: “Vinamilk đang là công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sữa lớn tại Việt Nam và đang là đơn vị cạnh tranh trực tiếp với một trong những mảng kinh doanh cốt lõi của GTNfoods là hoạt động sản xuất, chế biến và phân phối sữa của Mộc Châu Milk. Với phương án chào mua công khai mà Vinamilk đã đưa ra, mục tiêu sở hữu tại GTNfoods sau chào mua là 49% vốn điều lệ công ty và nếu chào mua hoàn tất thì Vinamilk sẽ là một trong những cổ đông lớn nhất tại GTNfoods. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Chủ tịch HĐQT của GTNfoods chỉ nhận được hồ sơ đăng ký chào mua công khai chính thức của Vinamilk mà chưa nhận được thêm bất cứ thông tin trao đổi, phản hồi nào khác về định hướng, chiến lược, phương án hợp tác từ Vinamilk để Vinamilk với vai trò là cổ đông lớn sẽ đóng góp vào sự phát triển chung của GTNfoods”.

Cũng theo chia sẻ của ông Tạ Văn Quyền, sau khi có thông tin Vinamilk muốn mua công khai cổ phiếu GTN, ban lãnh đạo GTNfoods cũng liên tục gặp gỡ các nhà đầu tư để hiểu thêm mong muốn, nguyện vọng của họ. Theo thông tin phản hồi của các cổ đông nắm giữ lượng lớn cổ phiếu với tổng tỷ lệ sở hữu trên 51% cổ phần Công ty, các cổ đông này cũng chia sẻ rằng chưa nhận được thông tin chào mua cụ thể từ Vinamilk. Tương tự, cho đến thời điểm họp HĐQT để đưa ra ý kiến, ban lãnh đạo GTNfoods cũng chưa nhận được thông tin trao đổi gì khác từ Vinamilk. Để đảm bảo quyền lợi của cổ đông hiện hữu, HĐQT đã đưa ra quyết định không đồng ý đề nghị chào mua công khai.

Ông Quyền cũng chia sẻ thêm, sau giai đoạn dài tái cơ cấu, GTNfoods hiện đang sở hữu 3 thương hiệu lớn là Mộc Châu Milk, Vinatea và Ladofoods. Riêng Mộc Châu Milk hiện đang có đàn bò 23.500 con với quy mô chăn thả lên đến 1.000 héc ta và công ty đã và đang đẩy mạnh phát triển sản phẩm. Mỗi năm, sản lượng sữa của Mộc Châu Milk đạt khoảng 100 nghìn tấn và mô hình kinh doanh của công ty là liên kết chăn nuôi với nông dân, tổng số diện tích nuôi nông hộ liên kết đạt 3.000 héc ta.

Còn về Vinatea, ông Quyền cho biết, công ty này vẫn trong quá trình tái cấu trúc và còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bước đầu Vinatea đã đạt được nhiều thành công như quản trị nông nghiệp và sản xuất đạt tiêu chuẩn RA, nhiều sản phẩm chè đã xuất khẩu được sang các thị trường khó tính nhất. Với thị trường nội địa, Vinatea cũng phát triển nhiều sản phẩm thương hiệu tại thị trường nội địa như: Bạch trà, Trà Quý phi, Trà ngủ ngon, Trà hoa cúc mật, Trà gừng,… hoàn toàn từ thiên nhiên, tốt cho sức khỏe. Với thương hiệu hơn 60 năm và sở hữu 4.700 ha chè tập trung, Vinatea hoàn toàn có thể phát triển trở thành một thương hiệu chè lớn tầm cỡ thế giới.

Hiện tại, cả Mộc Châu Milk và Vinatea đang hoạt động theo mô hình liên kết chăn nuôi với nông dân, mỗi một biến động đều có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến họ, vì thế, điều GTNfoods muốn biết đó là Vinamilk muốn đồng hành cùng công ty như thế nào.

Trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt, không phải GTNfoods là doanh nghiệp đầu tiên từ chối lời đề nghị chào mua công khai cổ phiếu. Hồi năm 2014, công ty Cholimex Foods cũng từng từ chối lời đề nghị chào mua công khai cổ phiếu của Masan Foods. Lúc đó, Hai cổ đông chủ chốt đang nắm giữ 60% cổ phần của Cholimex Food đã ra thông cáo chung khẳng định 2 tổ chức này sẽ không bán, dù một phần hay toàn bộ số cổ phiếu Cholimex Food đang nắm giữ cho Masan Food. Và vì thế, Masan Foods chỉ mua được 32,8% lượng cổ phần của Cholimex Foods thay vì 49% như mong muốn.

Theo Cafe F

(Nguồn: http://cafef.vn/hdqt-gtnfoods-khong-dong-y-de-nghi-chao-mua-cong-khai-co-phieu-gtn-cua-vinamilk-20190327175713695.chn?fbclid=IwAR2gHeDXmFVbiITIa40HGbpj_zxKtnfNSLLmf5NMU00dWeakg7hBFNwPhVY)

10 năm mang sữa cho trẻ em nghèo vùng cao của Mộc Châu Milk

700 tấn sữa trị giá 14 tỷ đồng được Mộc Châu Milk trao tận tay các em học sinh nghèo trong suốt 10 năm qua.

Năm 2019 đánh dấu hành trình 10 năm theo đuổi chiến lược “Sữa học đường”, nỗ lực cải thiện tầm vóc trẻ em Việt của Mộc Châu Milk. Đến nay, hơn 3.000 trẻ thuộc các trường mầm non tại huyện Mộc Châu và Vân Hồ được uống sữa miễn phí liên tục nhiều năm.

Ước tính chi phí dành riêng cho chiến dịch “Sữa học đường” lên đến gần 1,4 tỷ đồng mỗi năm. Mỗi tháng công ty trích khoảng 6 tấn sữa tươi, tương đương gần 113 triệu đồng trao miễn phí cho học sinh nghèo.

Với trẻ em thành phố, sữa là thức uống hàng ngày. Song với trẻ em vùng cao, những ly sữa bò tự nhiên thơm ngậy, béo ngọt lại là thứ thực phẩm xa xỉ. Chỉ đến khi chính sách “Mỗi ngày một hộp sữa” đi vào thực tế, mỗi trẻ em dân tộc ở Mộc Châu mới được uống 110ml sữa tươi miễn phí mỗi ngày đi học, từ thứ hai đến thứ sáu.

Hàng nghìn trẻ em được uống sữa tươi Mộc Châu mỗi năm

Sơn La hiện vẫn còn 4 huyện nghèo thuộc chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ. Trong đó, Vân Hồ là một trong những huyện nghèo nhất của vùng cao Tây Bắc, cách cao nguyên Mộc Châu khoảng 60km. Nơi đây tập trung nhiều đồng bào dân tộc Thái, Mông, Mường, Dao… Không ít nhà phải chạy ăn từng bữa, học sinh phải đến trường mới được ăn cơm, thậm chí nhiều trẻ còn không biết sữa là gì.

Việc phát triển thể chất lẫn trí tuệ cho thế hệ tương lai gặp nhiều hạn chế, đây cũng là vấn đề làm đau đầu các nhà chức trách địa phương. Chia sẻ nỗi trăn trở đó, từ năm 2008 đến nay, Mộc Châu Milk đã khởi xướng chương trình “Sữa học đường”, mang hàng triệu ly sữa bổ dưỡng lên từng thôn bản trao tận tay các em học sinh.

Chương trình hướng tới mục tiêu nâng cao thể trạng cho học sinh nghèo miền núi. Thông qua sự hỗ trợ này, ban lãnh đạo công ty mong muốn trao cơ hội uống sữa thường xuyên, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, tăng tỷ lệ trẻ đến trường, đóng góp tích cực vào việc cải thiện tầm vóc và mang đến tương lai tươi sáng hơn cho thế hệ mầm non đất nước.

Ông Trần Công Chiến tận tay trao sữa cho học sinh huyện Vân Hồ

“61 năm làm sữa, chúng tôi luôn khát vọng mang những giọt sữa ngọt lành nhất đến với mọi người, nhất là các em nhỏ. Tình cảm sâu nặng với mảnh đất cao nguyên càng thôi thúc Mộc Châu Milk mang sữa đến với trẻ em thiểu số, nơi cuộc sống còn nhiều khó khăn”, ông Trần Công Chiến – Tổng giám đốc Mộc Châu Milk chia sẻ.

Bên cạnh việc tặng sữa hàng ngày, tập thể cán bộ nhân viên doanh nghiệp còn trao hàng trăm nghìn chiếc chăn, gối, áo ấm cùng đồ dùng học tập… cho trẻ em nghèo hàng năm. Công ty cũng tổ chức những cuộc thi khích lệ tinh thần học tập và bảo vệ môi trường như “Bé vẽ tranh về Mộc Châu xanh – Sữa mát lành”, “Bé sáng tạo mẫu đồ chơi từ vỏ hộp sữa Mộc Châu”, “Mộc Châu xanh – Khoảnh khắc uống sữa sinh động”, “Thiết kế khu phố Mộc Châu xanh từ vỏ hộp sữa”…

Mộc Châu Milk triển khai chương trình “Sữa học đường” suốt 10 năm qua

Sau 10 năm nỗ lực, kết quả đánh giá chỉ số cân đo của các trường uống sữa học đường cho thấy, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chiều cao và cân nặng đã giảm hẳn so với thời điểm 2008. Trong đó, tỷ lệ các hộ dân cho con em đi học tăng lên, thầy cô giáo không còn phải đến từng nhà vận động như xưa. Số trẻ em đến trường năm sau luôn đông hơn năm trước. Những kết quả tích cực này là động lực giúp Mộc Châu Milk tiếp tục hành trình chắp cánh ước mơ cho những hạt mầm bé nhỏ nơi cao nguyên.

Mộc Châu Milk phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường

Bồi đất xanh trồng cỏ sạch, VietGAP hóa toàn bộ quy trình sản xuất, cơ giới hóa quy trình xử lý chất thải… là những yếu tố tiên quyết giúp Mộc Châu Milk phát triển bền vững suốt 6 thập kỷ qua.

61 năm gắn bó với đàn bò sữa, Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) nhận thức rõ ràng trách nhiệm với xã hội, môi trường và luôn đặt vấn đề phát triển bền vững lên hàng đầu. Ngay từ những ngày đầu hoạt động, Mộc Châu Milk không ngừng đưa ra những giải pháp phù hợp đảm bảo xử lý tốt các nguồn thải, bảo vệ tài nguyên môi trường đất, nước và không khí.

61 năm bồi đất xanh, trồng cỏ sạch

Trên nông trường Mộc Châu, phóng tầm mắt ngút ngàn cũng không thể chiêm ngưỡng hết thảo nguyên xanh mát bốn mùa. Với khí hậu ôn hòa quanh năm, đất đai màu mỡ, Mộc Châu đã trở thành vùng đất “vàng” cho ngành chăn nuôi bò sữa, là nhà của hơn 25.000 “cô” bò sữa. Suốt 61 năm qua, đất đai cao nguyên vẫn phì nhiêu nhờ cách làm bền vững, sạch từ đồng cỏ đến ly sữa của Mộc Châu Milk.

Để làm được điều đó, cỏ và ngô được trồng theo quy trình nghiêm ngặt, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không dùng phân hóa học gây hư hại đất. Nguồn phân bón được tận dụng từ chất thải từ đàn bò, xử lý hoai mục đúng quy trình, đủ thời gian trước khi đưa vào bón đất.

VietGAP hóa toàn bộ quy trình sản xuất

Mộc Châu Milk hiện có gần 600 trang trại trải dài khắp cao nguyên Mộc Châu. Tất cả đều đáp ứng đầy đủ 73 tiêu chí khắt khe của quy trình Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) về chăn nuôi bò sữa từ quản lý thức ăn, nước uống đến vệ sinh chăn nuôi, quản lý đàn bò… Các trang trại đều bố trí khu nghỉ ngơi, khu vắt sữa, khu vệ sinh cho bò riêng biệt. Thậm chí, các “cô” bò sữa còn có cả không gian rộng lớn để dạo chơi và thư giãn mỗi ngày. Hàng tháng, công ty đều cử một đội ngũ nhân viên kỹ thuật đến từng hộ để kiểm tra điều kiện chăn nuôi, tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ người dân nhằm đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất.

Anh Dương Văn Nội (đơn vị Vườn Đào 2, thị trấn Nông trường) cho biết, gia đình đã đầu tư gần 2 tỷ đồng đề nâng cấp hệ thống chuồng trại lên chuẩn VietGAP. Theo anh Nội, hệ thống chuồng trại của gia đình anh nay cao ráo, rộng rãi, thoáng mát hơn. Môi trường sạch sẽ không chỉ giúp bò khỏe khoắn hơn, tiết sữa chất lượng hơn, mà sức khỏe “nông dân thời công nghệ cao” cũng được đảm bảo.

Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt quy trình VietGAP, người nông dân Mộc Châu luôn tự hào về thành phẩm của trang trại mình. Những người nông dân chăn nuôi bò sữa giỏi còn được phong danh hiệu “vua bò sữa”. Chất lượng sữa Mộc Châu nhờ thế ngày càng được nâng cao, môi trường xanh của Mộc Châu ngày càng sạch, đẹp.

Cơ giới hóa quy trình xử lý chất thải

Toàn bộ trang trại của các hộ gia đình ở Mộc Châu đều đã được cơ giới hóa, trang bị nhiều máy móc hiện đại như máy cắt cỏ, máy cày bừa, máy băm cỏ, máy vắt sữa… Thậm chí, phân bò sau khi thu dọn cũng được xử lý tự động theo quy trình khép kín để bảo vệ môi trường.

Với dây chuyền xử lý phân tự động, toàn bộ chất thải do bò sữa thải ra hàng ngày được dọn rửa đưa về bể thu gom để xử lý bằng men vi sinh. Sau đó chất thải sẽ được máy hút lên để tách nước và chất thải rắn. Đối với nước, một phần chảy vào hầm biogas, phần còn lại chảy qua các bể xử lý bằng men vi sinh và enzym theo phương pháp hiếm khí. Sau đó, nước thải tiếp tục được đưa qua các bể lọc đến khi đạt tiêu chuẩn cho phép sẽ đưa đi tưới cho đồng cỏ. Đối với chất thải rắn, sau khi xử lý bằng men vi sinh tới khi độ ẩm còn 15 – 20%, sẽ trở thành loại phân hữu cơ rất tốt cho rau màu.

Đến nay, toàn bộ các hộ nông dân chăn nuôi đều được công ty trang bị kiến thức và quy trình xử lý chất thải, góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ thiên nhiên Mộc Châu. Trong năm 2019, Mộc Châu Milk cũng đặt mục tiêu xây dựng nhà máy ép phân tự động nhằm xử lý nguồn thải cực lớn từ các trang trại chăn nuôi ở địa phương.

“Chỉ khi cùng nhau phát triển bền vững, người nông dân mới yên tâm và hăng say đầu tư vào chăn nuôi, sản xuất ra những dòng sữa có chất lượng cao nhất”, Tổng Giám đốc Mộc Châu Milk Trần Công Chiến khẳng định. Vị CEO chân chất nói là làm, chính ông đã đưa sáng kiến đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TMR, nghiên cứu chế tạo máy bơm nước thải, chuẩn hóa trang trại chăn nuôi bò sữa vào nông trường Mộc Châu.

Nhờ những sáng kiến này, năm 2018, ông Trần Công Chiến vinh dự được Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng danh hiệu “Nhà khoa học của nhà nông”.

Mộc Châu Milk hiện cung cấp ra thị trường hàng chục loại sản phẩm sữa tươi thanh trùng, tiệt trùng, sữa chua nếp cẩm, phô mai, bơ tươi, bánh sữa, váng sữa… Nhân dịp kỷ niệm 61 năm thành lập, Mộc Châu Milk ưu đãi đặc biệt “Mua hai lốc tặng một hộp cùng dung tích” thay lời tri ân người tiêu dùng đã đồng hành cùng nhãn hàng thời gian qua. Thời gian áp dụng từ ngày 1/3/2019 đến ngày 30/5/2019 hoặc đến khi hết quà tặng.

Theo Dân Trí

(Nguồn: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/moc-chau-milk-phat-trien-chan-nuoi-gan-voi-bao-ve-moi-truong-20190314104133863.htm)

Sữa chua nếp cẩm – Đặc sản giàu dinh dưỡng miền Tây Bắc

Sữa chua giàu canxi và lợi khuẩn có lợi cho sức khỏe, trong khi nếp cẩm dồi dào acid amin và chất anthocyanin ngừa ung thư…

Nhiều người cho biết, họ yêu thích sữa chua nếp cẩm đơn giản vì hương vị thơm ngon, sánh mịn và dẻo thơm, mà chưa biết rằng siêu thực phẩm này còn rất giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Sữa chua dồi dào canxi và lợi khuẩn

Sữa chua được làm từ sữa tươi lên men nên dồi dào canxi, vitamin D và protein giúp tăng cường sự chắc khỏe cho hệ cơ, xương, răng. Mỗi 100gram sữa chua chứa khoảng 112mg canxi song chỉ tạo ra 105kcal năng lượng. Với người tập thể thao, các chuyên gia thể hình thường khuyên nên dùng sữa chua nhằm giữ dáng, xoa dịu căng cơ, phòng ngừa loãng xương.

Do quá trình lên men tự nhiên, sữa chua giàu lợi khuẩn Lactobacillus Acidophilus và Bifido Bacterium hơn hẳn các thức uống khác, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Các lợi khuẩn này còn tiết ra chất kháng sinh kích thích quá trình làm lành thương tổn trên da như mụn nhọt, sẹo thâm…

Kali trong sữa chua còn giúp trung hòa lượng natri dư thừa do thói quen ăn mặn, nêm muối. Nhờ đó, giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh cao huyết áp, giảm gánh nặng cho thận. Trong khi đó, các acid lactic trong sữa chua sẽ giúp bảo vệ nướu và men răng.

Nếp cẩm giàu chất chống oxy hóa

Nếp cẩm được biết đến là loại gạo cổ truyền của người châu Á. Nhiều thế kỷ trước, nếp cẩm vốn chỉ dành riêng cho hoàng tộc nhằm bồi bổ sức khỏe và nâng cao tuổi thọ. Vào những dịp đặc biệt tốt lành, các hoàng đế mời món ăn quý giá này cho quan lại…

Ngày nay, giá trị dinh dưỡng của gạo nếp cẩm còn được các nhà khoa học hiện đại công nhận. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học Bang Louisiana (Mỹ), nếp cẩm chứa hàm lượng rất cao chất chống oxy hóa anthocyanin ngăn ngừa bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Với giá trị dinh dưỡng cao, chứa 18 axit amin, đồng, sắt, kẽm, carotene, anthocyanin và một số vitamin quan trọng bao gồm vitamin E và K, nếp cẩm còn được gọi là “siêu thực phẩm chống lão hóa”.

Sữa chua nếp cẩm – Đặc sản miền Tây Bắc

Với người dân trên thảo nguyên Mộc Châu, việc mỗi ngày thưởng thức 1 – 2 hộp sữa chua nếp cẩm từ lâu đã trở thành thói quen như một bí quyết phòng ngừa bệnh tật. Du khách đến với vùng đất này cũng không quên mua về cả thùng làm quà tặng sức khỏe cho người thân.

Sữa chua nếp cẩm vừa thơm ngon, tăng cảm giác ngon miệng, lại giúp cơ thể bổ sung đầy đủ acid amin thiết yếu, dưỡng ẩm làn da, bồi bổ khí huyết và phòng ngừa bệnh tật. Khi bụng dạ khó chịu, món ăn cũng giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng đầy bụng, chướng hơi, táo bón hoặc lâu tiêu.

Mộc Châu Milk hiện cung cấp ra thị trường hàng chục loại sản phẩm sữa tươi thanh trùng, tiệt trùng, sữa chua nếp cẩm, phô mai, bơ tươi, bánh sữa, váng sữa… Nhân dịp kỷ niệm 61 năm thành lập, Mộc Châu Milk ưu đãi đặc biệt “Mua hai lốc tặng một hộp cùng dung tích” thay lời tri ân người tiêu dùng đã đồng hành cùng nhãn hàng thời gian qua. Thời gian áp dụng từ ngày 1/3/2019 đến ngày 30/5/2019 hoặc đến khi hết quà tặng.

Theo Gia đình & Xã hội

(Nguồn: http://giadinh.net.vn/song-khoe/sua-chua-nep-cam-dac-san-giau-dinh-duong-mien-tay-bac-20190319134812675.htm)

Tết của các cô bò sữa trên thảo nguyên hạnh phúc

Với các cô bò sữa trên nông trường Mộc Châu, bất cứ ngày nào trong năm cũng là một ngày Tết đầy ấm áp và yêu thương. Bởi quanh năm suốt tháng, các cô bò sữa luôn được người nông dân chăm sóc, yêu thương hết lòng.

Niềm hạnh phúc xuất phát từ lòng yêu thương

Vùng đất Mộc Châu vốn được mệnh danh là “thiên đường của bò sữa” bởi ở đây, bò sữa đã thực sự trở thành những người bạn thân thiết của người dân. Quả thật, có tới thăm trang trại của những người nông dân nuôi bò sữa ở thị trấn Mộc Châu, mới thấy hết được người dân nơi đây yêu thương từng chú bò như thế nào.

Bò sữa gắn bó với người nông dân từ lúc còn là bê mới đẻ, tự tay người nông dân chăm sóc cho bò, nuôi bò lớn. Cứ mỗi buổi sáng, các cô bò sữa lại được phép tự do rong chơi trên những cánh đồng cỏ tươi ngay sát hệ thống chuồng trại, được hít hà hương cỏ thơm trên những cánh đồng xanh tươi bạt ngàn, được uống dòng nước sạch tinh khiết từ đầu nguồn. Buổi chiều, các “nàng bò” sẽ được tắm mát sạch sẽ để tiến hành vắt sữa. Sau đó, các cô bò sữa lại được nghỉ ngơi, nghe nhạc thư giãn và ăn uống no nê.

Nhiều nông dân trên cao nguyên Mộc Châu còn tự hào khoe rằng, bò sữa không khác gì những thành viên trong gia đình họ. Họ càng yêu thương, chăm sóc bò tận tình bao nhiêu thì chúng càng mang lại thành quả xứng đáng cho họ bấy nhiêu.

Chính vì được yêu thương và được sống thoải mái nên mỗi ngày, những cô bò sữa luôn cho ra dòng sữa thuần khiết, mát lành, dồi dào hoocmon hạnh phúc serotonin. Đây cũng chính là “bí quyết” để tạo ra dòng sữa hạnh phúc ngọt ngào, đầy đủ chất dinh dưỡng của thảo nguyên Mộc Châu mà người tiêu dùng Việt Nam đã tin tưởng sử dụng từ bao năm nay. Có lẽ cũng không quá khi nói rằng, với các cô bò sữa ở đây, ngày nào cũng luôn là một ngày Tết ấm áp và yêu thương.

Niềm hạnh phúc ở nông trường Mộc Châu được tạo nên nhờ sự gắn kết và yêu thương đầy tận tâm của mỗi người nông dân với chính đàn bò họ đang sở hữu

Mở thùng Mộc Châu nhận quà, cho tết thêm đậm đà

Thay lời tri ân các khách hàng đã luôn ủng hộ, tin tưởng sử dụng sản phẩm của Mộc Châu Milk trong suốt thời gian qua, Công ty dành tặng khách hàng những phong bao lì xì may mắn trong các thùng sữa. Cụ thể, khi mua mỗi thùng sữa Mộc Châu có in thông tin khuyến mãi từ ngày 01/01/2019 đến hết 15/03/2019, tất cả khách hàng sẽ nhận được một thẻ quà tặng với nhiều mệnh giá khác nhau từ 5.000đ, 10.000đ, 20.000đ cho đến 50.000đ.

Mở thùng sữa Mộc Châu cho Tết thêm đậm đà và trúng ngay nhiều phần quà vô cùng hấp dẫn

Đặc biệt, khách hàng còn có cơ hội trúng thưởng ngay một thùng Sữa tươi tiệt trùng vị chuối 110ml, ưu đãi cực lớn từ Mộc Châu Milk trong dịp Tết Kỷ Hợi này. Chương trình áp dụng cho tất cả các thùng sản phẩm Sữa tươi tiệt trùng, Sữa chua uống tiệt trùng, Sữa chua ăn các hương vị có in thông tin khuyến mãi. Bạn hãy cùng Mộc Châu Milk đón một năm mới thành công và ngập tràn hương vị hạnh phúc từ dòng sữa mát lành của thảo nguyên xanh.

Thông tin chi tiết xem tại website hoặc Fanpage Mộc Châu Milk.

(theo Dân Trí)

Dấu ấn Mộc Châu Milk năm 2018

Trên chặng đường 60 năm phát triển, Mộc Châu Milk đã gặp không ít khó khăn, song tất cả đã được đền đáp bằng những thành tích đáng tự hào trong năm 2018.

Với Công ty Mộc Châu Milk, có thể nói năm 2018 ghi nhiều dấu ấn quan trọng và đáng tự hào trong suốt quá trình 60 năm hoạt động. Trong đó, có thể kể đến việc Mộc Châu Milk ra mắt hàng loạt sản phẩm mới bên cạnh sữa tươi truyền thống, bao gồm Sữa tươi tiệt trùng vị chuối, Sữa chua phômai, mang đến cho người tiêu dùng sự đa dạng trong việc lựa chọn hương vị yêu thích.

Vinh danh Hoa hậu Bò sữa Mộc Châu cũng chính là cách để vinh danh những người nông dân đầy tâm huyết, tận tụy với công việc tại nông trường

Tháng 10/2018, cuộc thi Hoa hậu Bò sữa do Mộc Châu Milk tổ chức đã tìm ra được chủ nhân của “vương miện”, đó là nàng Bò sữa với sản lượng sữa kỷ lục, lên tới 15 tấn sữa/năm. Đây là cuộc thi được Mộc Châu Milk tổ chức đều đặn hàng năm, nhằm vinh danh những người nông dân đầy tâm huyết, tận tụy với công việc tại nông trường.

Cũng trong năm 2018, Tổng Giám đốc Mộc Châu Milk Trần Công Chiến vinh dự được nhận danh hiệu Nhà khoa học của nhà nông vì đã có những sáng kiến nổi bật, giúp bà con nông dân sản xuất hiệu quả, làm giàu từ nông nghiệp. Đây là danh hiệu cao quý và ý nghĩa mà Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao tặng cho ông Trần Công Chiến, nhằm tri ân, tôn vinh và biểu dương những đóng góp to lớn của “thuyền trưởng” con tàu Mộc Châu Milk cho nền nông nghiệp nói chung và bà con nông dân nơi thảo nguyên xanh nói riêng.

Tổng Giám đốc Mộc Châu Milk Trần Công Chiến vinh dự nhận danh hiệu Nhà khoa học của nhà nông vì những đóng góp xuất sắc vào phát triển nông nghiệp

Ít ai biết rằng, đằng sau những thành tích đáng tự hào ấy chính là sự nỗ lực không mệt mỏi của cả tập thể Mộc Châu Milk, với ý chí quyết tâm cao độ, không ngại khó khăn, không ngại gian nan để chinh phục những mục tiêu phía trước. Mộc Châu Milk đặt mục tiêu đến năm 2030, tổng số bò trong đàn sẽ tăng lên 70.000 – 100.000 con, nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của người tiêu dùng Việt.

Xuân Kỷ Hợi đang đến rất gần, để tri ân các khách hàng đã luôn ủng hộ, tin tưởng sử dụng sản phẩm của Mộc Châu Milk trong suốt thời gian qua, Công ty dành tặng khách hàng những phong bao lì xì may mắn trong các thùng sữa. Cụ thể, khi mua mỗi thùng sữa Mộc Châu từ ngày 01/01/2019 đến hết 15/03/2019, khách hàng sẽ nhận được một thẻ quà tặng với nhiều mệnh giá khác nhau từ 5.000đ, 10.000đ, 20.000đ cho đến 50.000đ.

Mở thùng sữa Mộc Châu cho Tết thêm đậm đà và trúng ngay nhiều phần quà hấp dẫn

Đặc biệt, khách hàng còn có cơ hội trúng thưởng ngay một thùng Sữa tươi tiệt trùng vị chuối 110ml, ưu đãi cực lớn từ Mộc Châu Milk trong dịp Tết Kỷ Hợi này. Chương trình áp dụng cho tất cả các thùng sản phẩm Sữa tươi tiệt trùng, Sữa chua uống tiệt trùng, Sữa chua ăn các hương vị có in thông tin khuyến mãi. Thông tin chi tiết xem tại Fanpage Mộc Châu Milk: https://www.facebook.com/mocchaumilk/

(theo Vietnamnet)

Làm sữa siêu sạch an toàn khép kín “từ đồng cỏ đến bàn ăn”

Với lợi thế 60 năm kinh nghiệm, Mộc Châu Milk là tên tuổi trên thị trường sữa Việt Nam áp dụng thành công mô hình kinh doanh sản xuất khép kín, an toàn “từ đồng cỏ đến bàn ăn”.

Trang trại không ruồi

6 năm trước, ông Alastair một chuyên gia bò sữa hàng đầu của Thụy Điển đã có chuyến đích mục sở thị đến Mộc Châu. Ông bất ngờ vì khí hậu, thiên nhiên nơi đây chả khác nào quê ông. Ông đã phải thốt lên “Mộc Châu hoàn toàn có thể sản xuất sữa siêu sạch”. Trong mắt ông, vùng thảo nguyên xinh đẹp, trù phú này là hệ sinh thái quá lý tưởng cho trồng cỏ thức ăn cho bò. Đó là chưa kể mọi quy trình được thực thi nghiêm ngặt, từ công tác thú y đến việc thu mua sữa thực hiện nhanh chóng, quy trình sản xuất khép kín…

Cả vùng thảo nguyên Mộc Châu hiện có gần 600 trang trại chăn nuôi với trên 23.000 con bò. Mỗi trại bò trung bình 40-50 con, trong đó khoảng 30% nhóm hộ nuôi quy mô lớn 100-200 con/hộ. Riêng CP Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) sở hữu 3 trang trại lớn với gần 5.000 con bò sữa được chăn nuôi theo tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Các trại bò này nằm xen kẽ giữa các đồi cỏ xanh mướt, xung quanh thức ăn ủ chua, thùng sữa mới vắt… Ấy vậy mà không có bóng dáng con ruồi nào. 

Những trang trại chăn nuôi được đầu tư bài bản của các hộ nông dân tại Mộc Châu

Anh Nguyễn Văn Quang, con ông Nguyễn Văn Quất – Vua bò sữa tại Nông trường Mộc Châu, chia sẻ: “Quy mô trại lên tới hơn 200 con bò nhưng tất cả các khâu đều phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Ngay cả với diện tích cỏ trồng ở trang trại cũng đảm bảo cỏ sạch, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học mà chỉ dùng chính chất thải của bò làm phân bón cho cỏ”.

Thức ăn cho bò ở đây được chế biến hiện đại, kết hợp giống cỏ kho Alfalfa nhập khẩu từ Mỹ với giống cỏ trong nước của các hộ chăn nuôi tự trồng, cây ngô được đem ủ men kỹ rồi mới đem cho bò ăn. “Muốn có nguồn sữa tốt thì nguồn thức ăn và chuồng trại phải sạch, công nghệ bảo quản tốt”, anh Quang nói.

Trong khi đó, anh Dương Văn Nội ở thị trấn Nông trường Mộc Châu sở hữu hơn 70 con bò không ngần ngại khẳng định: “Ở đây không có ruồi”. Anh Nội còn nổi tiếng ở vùng thảo nguyên này vì đã chịu chi đến 800 triệu đồng để đầu tư dây chuyền xử lý phân bò tự động. “Mỗi ngày tôi chỉ mất 30 phút buổi sáng để xử lý phân cho 70 con bò thành phân khô. Nhanh, sạch và gọn gàng”, anh Nội cười sảng khoái.

So với trước kia việc dọn phân bò, ủ phân rất vất vả, nhất là khu vực ủ phân có mùi hôi gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Giờ phân được ép khô, không có mùi. Đặc biệt, công việc vắt sữa của anh cũng được máy móc hỗ trợ khiến anh không phải dậy quá sớm như trước mà lượng và chất của sữa ngày càng tăng.

Chuyện nhiều hộ dân tự đầu tư những dây chuyền xử lý phân tự động như vậy không còn là hiếm ở Mộc Châu. Được biết, Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) đang thực hiện kế hoạch xây dựng dự án phân bón hữu cơ. Dự án này sẽ giúp công ty xử lý được nguồn chất thải từ các trang trại, đảm bảo môi trường sống trong lành cho đàn bò, lại có hiệu quả về kinh tế thông qua việc cung cấp phân bón cho các vùng nguyên liệu.

Kiếm soát dòng sữa sạch

Tại Mộc Châu Milk, trước khi tiến hành vắt sữa, công nhân phải vệ sinh bầu vú bò thật sạch, sử dụng thuốc sát trùng núm vú rồi lau khô và thử các tia sữa đầu để xem độ tiêu chuẩn. Sữa bò được vắt bằng máy và thực hiện theo quy trình khép kín hoàn toàn.

Chứng kiến cảnh các nông hộ chở sữa đến trại thu mua mới thấy, họ tuân thủ mọi quy định nghiêm ngặt mà Mộc Châu Milk đưa ra. Ở nông trường Mộc Châu hiện có 21 trạm thu mua sữa nhằm phục vụ người dân bán sữa bò không phải đi quá xa trên dưới 1 km và đảm bảo chất lượng sữa ở điều kiện tốt nhất. Sau khi thu mua sữa bò mới vắt ra ở nhiệt độ 35 – 37độ C sẽ được chuyển xuống bảo quản ở nhiệt độ 2 – 4độ C và kiểm tra nhanh độ tươi của sữa để phân loại. Tiếp đó lấy mẫu của tất cả các bình sữa để kiểm tra các chỉ tiêu như: nhiệt độ, hàm lượng chất khô, chất béo, tỷ lệ vi sinh… trong sữa. Tất cả số sữa thu mua từ các hộ chăn nuôi sẽ được vận chuyển về nhà máy bằng xe chuyên dụng. Tại nhà máy, sữa được bơm vào hệ thống thanh trùng ở nhiệt độ 74 – 76 độ C trong vòng 16 giây, sau đó làm lạnh ở 5 độ C và bơm vào bồn chứa sữa thành phẩm. Quá trình thanh trùng giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại nhưng vẫn bảo quản được độ tươi và thơm ngon của sữa bò. Sữa đạt chuẩn thành phẩm được bơm sang hệ thống máy rót để đóng chai và bao gói.

Các hộ nông dân tuân thủ quy trình thu mua sữa của Mộc Châu Milk

Mỗi ngày, công ty này cung cấp ra thị trường gần 250 tấn sữa tươi từ các trang trại chăn nuôi với nhiều dòng sản phẩm. Trong đó, với dòng sản phẩm sữa thanh trùng và tiệt trùng 100% tự nhiên, Mộc Châu Milk đang dần chiếm ưu thế trong thị trường sữa tươi nhờ vùng nguyên liệu tốt. Sắp tới, công ty sẽ tung ra thị trường dòng sản phẩm sữa tươi tiệt trùng chiết xuất chuối tự nhiên. Đây là sản phẩm sữa tươi cao cấp có hàm lượng protein cao, hỗ trợ cung cấp năng lượng cho một ngày năng động với hương vị chuối tự nhiên thơm ngon, phù hợp mọi đối tượng sử dụng

Theo ông Trần Công Chiến, Tổng giám đốc Mộc Châu Milk, mỗi loại sữa đều có quy trình sản xuất riêng nhưng tất cả đều được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn với công nghệ khép kín tiên tiến hàng đầu thế giới, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và cho ra sản phẩm sữa sạch.

Đặc biệt, đây là công ty đầu tiên ở Việt Nam đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) cho bò sữa cách đây 5 năm. Với công suất 150 tấn/ngày, đáp ứng nhu cầu thức ăn cho bò của công ty và các nông hộ. Nhà máy này giúp công ty thực hiện mục tiêu nâng tổng đàn bò sữa của địa phương lên 30.000-35.000 con trong năm 2020 và sẽ thay đổi căn bản phương thức chăn nuôi ở các nông hộ.

Theo ông Chiến, trong tương lai Mộc Châu Milk không tự mình đẩy mạnh phát triển quy mô đàn bò sữa mà chọn cách bắt tay với người nông dân để cùng phát triển. Công ty đào tạo kỹ năng cho người nông dân, giúp họ tiếp cận với khoa học kỹ thuật để sản xuất theo tiêu chuẩn.

Với cách làm riêng biệt và những lợi thế chỉ có ở thảo nguyên Mộc Châu mà không nơi đâu có được, thương hiệu sữa Mộc Châu Milk đang dần vươn lên vị thế cao trên thị trường sữa Việt Nam.

(theo Dân Trí)

Những “đại gia” chăn bò ở nông trường Mộc Châu

Sau khi nhận khoán bò từ Nông trường Mộc Châu, cuộc sống người dân ngày càng cải thiện, nhiều người có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Khác với hình ảnh nghèo khó thường gặp ở các xã miền núi, Nông trường Mộc Châu giờ trở thành thị trấn sầm uất với nhà tầng mọc san sát, nhiều xe hơi đời mới tấp nập qua lại. Nhờ bò sữa, hàng triệu hộ dân ở Mộc Châu thoát nghèo, không ít người thành tỷ phú.

Ông Nguyễn Thạch Lỏi, ở tiểu khu 67, Thị trấn Nông trường Mộc Châu là một trong những gương nông dân từ tay trắng trở thành tỷ phú nhờ bò sữa. Gia đình ông hiện chăn nuôi hơn 200 con bò sữa với sản lượng hơn một tấn mỗi ngày. Bình quân, mỗi năm gia đình ông Lỏi thu về 5 tỷ đồng nhờ việc bán sữa và phân bò.

Nhờ chăn nuôi bò sữa, gia đình ông Nguyễn Thạch Lỏi thu về mỗi năm hơn 5 tỷ đồng

Ký ức về thời gian lên Mộc Châu lập nghiệp 30 năm trước của ông Lỏi là chuỗi ngày khó khăn. Sau hai năm làm việc ở Nông trường Mộc Châu, ông nhận khoán 22 con bò vào năm 1989. Thời điểm đó, Nông trường Mộc Châu mới bắt đầu triển khai hình thức khoán hộ nên việc chăn nuôi thuận lợi hơn do nông trường hỗ trợ bao tiêu sản phẩm, hướng dẫn kỹ thuật… 

“Có những thời điểm khó khăn tưởng chừng không vượt qua nhưng nhờ sự cố gắng và tâm huyết không từ bỏ con bò cùng sự hỗ trợ của công ty, chúng tôi đã phát triển được đàn bò gần 200 con”, ông Lỏi cho biết.

Không chỉ gia đình ông Lỏi, nhiều gia đình coi chăn bò là nghề truyền thống, điển hình là gia đình ông Nguyễn Văn Quất, Đơn vị 85, Thị trấn Nông trường Mộc Châu có hai thế hệ sống bằng nghề chăn bò sữa.

Từ 10 con bò khoán hộ vào năm 1990, đến nay, tổng đàn bò của gia đình đã lên tới 208 con do chính người con trai Nguyễn Văn Quang làm chủ. Ông Quất cho biết, bình quân mỗi ngày, trang trại của gia đình thu hoạch 2 tấn sữa, bán được ngót nghét 25 triệu đồng. Năm 2017, gia đình đạt tổng sản lượng 780 tấn sữa, cho doanh thu hơn 9 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 3 tỷ đồng.

Quyết định lịch sử đưa người nông dân thành “tỷ phú chăn bò”

Nói về mô hình khoán hộ, ông Trần Công Chiến, Chủ tịch HĐQT Công ty Mộc Châu Milk, tiền thân của Nông trường Mộc Châu gọi nó là quyết định lịch sử. Bởi những năm 1987 – 1988, Nông trường Mộc Châu gặp nhiều khó khăn khi người không có ăn, bò sữa đói không đủ dinh dưỡng, ngân hàng không hỗ trợ cho vay vốn, không tìm được đầu ra sản phẩm trong khi Nhà nước cũng chưa có chính sách khoán.

Đứng trước khó khăn, lãnh đạo Nông trường quyết định chỉ có khoán hộ chăn nuôi, gắn lợi ích của người nông dân với công sức của họ mới thoát được cảnh nghèo này. Mô hình khoán hộ ra đời từ đó.

“Từ 117 con bò được khoán cho 17 hộ nuôi thí điểm, sau 6 tháng, những người nông dân chủ động đề nghị khoán hộ rộng hơn. Năm 1990, lãnh đạo Nông trường quyết định sẽ đóng vai trò làm “bà đỡ”, giúp bà con bao tiêu sản phẩm, hướng dẫn kỹ thuật và công tác thú y”, ông Chiến nhớ lại.

Ông Trần Công Chiến, chủ tịch Hội đồng quản trị Mộc Châu Milk chia sẻ về quyết định khoán hộ lịch sử 

“Bà đỡ” của người dân

Xác định vai trò làm “bà đỡ” hỗ trợ người nông dân từ việc chăm sóc đàn bò đến bao tiêu việc thu mua sữa tươi, công ty Mộc Châu Milk không chỉ hỗ trợ vốn, kỹ thuật, thú y, con giống mà còn tổ chức đào tạo,cắt cử cán bộ thú y tại các đơn vị chăn nuôi. Công ty cam kết thu mua hết sữa sản xuất ra cho người chăn nuôi bằng các hợp đồng mua bán được ký kết hàng năm.

Để đảm bảo dinh dưỡng cho đàn bò sữa, Công ty sữa Mộc Châu còn nhập khẩu cỏ alfalfa giàu dinh dưỡng từ Mỹ, xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn tinh và thức ăn tổng hợp TMR với khẩu phần đảm bảo chất lượng thức ăn cho từng đàn loại.

Bên cạnh đó, công ty cũng tổ chức các đơn vị khuyến nông và hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ: phòng chống dịch bệnh, thụ tinh nhân tạo, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác sữa khoa học… Những biện pháp trên nhằm đảm bảo hơn 24.000 cô bò sữa tại nơi đây đều được chăm sóc cùng một chế độ, tiêu chuẩn cao, cho ra nguồn sữa đồng đều và có hàm lượng chất béo, chất đạm cao.

Mộc Châu Milk cũng là một trong số ít doanh nghiệp tiên phong thực hiện chính sách bảo hiểm vật nuôi và giá sữa cho nông dân. Mô hình bảo hiểm bò sữa và giá sữa được thực hiện từ năm 2004 – thời điểm cả nước đang loay hoay với bảo hiểm nông nghiệp. 

Nhờ có sự hỗ trợ của Mộc Châu Milk nhiều các hộ chăn nuôi bò sữa đã đầu tư được máy vắt sữa tự động

Hiện nay, nhiều hộ có quy mô từ 80 đến hơn 200 con. Trang trại được trang bị nhiều máy móc hiện đại như máy cắt cỏ, máy cày bừa, máy băm cỏ, máy vắt sữa… đưa ngành chăn bò trở thành ngành công nghiệp cao.

Tiêu biểu, tại trang trại của ông Lỏi, nhờ áp dụng những quy định nghiêm ngặt do công ty hướng dẫn trong chăm sóc đàn bò mà sản lượng sữa của trang trại ông đạt trên 1 tấn mỗi ngày. Đàn bò được quan tâm chăm sóc từ chế độ dinh dưỡng, kiểm tra tình trạng sức khoẻ và thời gian sinh hoạt điều độ. 

Cùng với việc chăm sóc đàn bò sữa khoẻ mạnh, vấn đề bảo vệ môi trường sống được người nông dân nơi đây quan tâm. Từ hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo sạch sẽ đến việc xử lý chất thải khoa học.

Vừa qua, nhờ có sự hỗ trợ của công ty, gia đình ông Lỏi đầu tư thêm hệ thống xử lý chất thải bằng máy tách ép phân, vừa giúp xử lý chất thải an toàn với môi trường, vừa tăng thu nhập cho gia đình. Mỗi tháng ông Lỏi bán được 60 tấn phân với giá 2.500 đồng/kg, thu về 150 triệu đồng.

Tâm huyết với nghề nuôi bò sữa

Vươn lên từ bò sữa nên mỗi người dân chăn bò tại thảo nguyên xanh Mộc Châu đều tâm huyết với nghề. Để tôn vinh nghề chăn nuôi bò, mỗi năm Mộc Châu Milk đều tổ chức Hội thi Hoa hậu Bò sữa nhằm khuyến khích động viên những người chăn nuôi bò sữa, giới thiệu những con bò không những chỉ đẹp về ngoại hình mà còn có khả năng sản xuất cao, mang đặc trưng riêng của giống bò Holstein Friesian thuần chủng.

Cô bò mang số hiệu 13568 của chủ trang trại Lê Xuân Tiến đã giành ngôi vị cao nhất trong cuộc thi “Hoa hậu Bò sữa Mộc Châu 2018”

Sau 15 năm tổ chức, hội thi đã trở thành lễ hội truyền thống của những người chăn nuôi trên cao nguyên Mộc Châu. Năm nay, “nàng” bò mang số hiệu 13568 của anh Lê Xuân Tiến, tiểu khu 19/5, thị trấn Mộc Châu giành ngôi vị cao nhất với tổng giải thưởng trị giá 75 triệu đồng.

“Công ty hoạt động trên nguyên tắc lấy ‘con người làm gốc’ nên cuộc thi Hoa hậu Bò sữa và những hỗ trợ cho nông dân đều hướng tới mục tiêu trở thành mô hình phát triển bền vững cho truyền thống nghề chăn nuôi bò sữa”, ông Chiến bày tỏ.

(theo VnExpress.net)

Tự hào những thế hệ “chuyên gia bò sữa”

Ở Mộc Châu, chăn nuôi bò sữa đã trở thành “nghề gia truyền”của nhiều người. Có những hộ gia đình trải qua mấy thế hệ chí thú gây dựng cơ nghiệp gắn với đồng cỏ, đàn bò, làm nên những dòng sữa mát lành.

Chăn nuôi bò sữa “cha truyền con nối”

Đến trang trại chăn nuôi của ông Nguyễn Văn Quất tại thị trấn Nông trường Mộc Châu vào chiều thu, chúng tôi ngỡ ngàng với đồng cỏ rộng tới 7,2 ha và trang trại bò sữa lên tới 208 con. Ông Quất hồ hởi khoe: Bình quân mỗi ngày, trang trại của gia đình thu hoạch khoảng 2 tấn sữa, thu nhập ngót nghét 25 triệu đồng. Riêng năm 2017, gia đình đạt tổng sản lượng 780 tấn sữa, cho doanh thu hơn 9 tỉ đồng, lợi nhuận khoảng 3 tỉ đồng. Ông Quất chia sẻ : “Sở dĩ gia đình thu được lợi nhuận lớn như vậy là nhờ có sự “bảo trợ đầu ra” của công ty, giúp người nông dân an tâm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng dòng sữa tự nhiên”.

Như một thói quen, người nông dân nơi đây luôn thực hiện các khâu trong chăn nuôi đúng quy trình mà Công ty đã hướng dẫn để mang đến dòng sữa tự nhiên đạt các chỉ số dinh dưỡng tốt nhất. Từ việc chủ động trồng cỏ cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên không sử dụng hóa chất, chỉ bón phân hữu cơ, đến quy trình thu hoạch sữa đảm bảo đúng kỹ thuật. Mỗi ngày các “cô” bò đều được tắm rửa sạch sẽ trước khi hút sữa, bầu vú căng tròn được nâng niu với hệ thống máy vắt sữa gần nửa tỉ đồng. Sau đó sữa sẽ được lọc qua túi lọc trước khi đưa vào trong thùng bảo ôn 4-6 độ C, vận chuyển đến các Trung tâm thu mua kiểm tra chất lượng sữa , rồi đưa về nhà máy chế biến.

Nhớ lại những ngày mới khởi nghiệp, ông Quất chia sẻ: “Từ cách đây hơn 40 năm, tôi đã là công nhân của Nông trường Mộc Châu. Hồi đó, tiếng là nông trường, nhưng sản lượng sữa của cả nông trường cũng chỉ được hơn 2.000 tấn mỗi năm, chỉ nhỉnh hơn tí chút so với sản lượng sữa của riêng gia đình tôi bây giờ. Chăn nuôi tập thể, giá thành rất cao, sản lượng sữa thấp, bò con nào cũng gầy gò ốm yếu. Với thực trạng thua lỗ triền miên, đến năm 1989, Mộc Châu milk bắt đầu chia đất và bò, giao khoán chăn nuôi cho từng công nhân, cán bộ kỹ thuật. Tôi từ công nhân trở thành hộ nông dân chăn nuôi bò. Khởi nghiệp từ 7 con bò giao khoán, đến nay tôi đã gây dựng được cơ ngơi trại lớn với hơn 200 con”.

Ông Quất trong trang trại 208 “cô” bò  của gia đình

Ông Quất có 3 người con đều tiếp tục theo đuổi nghề nuôi bò “gia truyền” của gia đình. Trong đó, 2 người con trai thừa kế đàn bò tại trang trại do ông Quất gây dựng. Một người con gái đi lấy chồng, nhưng cũng mở trang trại chăn nuôi bò riêng. Giờ ông Quất đã cao tuổi, nên nghỉ ngơi, việc quản lý trang trại giao lại cho người con trai Nguyễn Văn Quang, sinh năm 1984 đảm nhiệm. “Điều tôi vui nhất là các con đều muốn gắn bó với nghề chăn nuôi bò sữa. Không chỉ gia đình tôi, mà ở thị trấn Nông trường Mộc Châu, rất nhiều thanh niên cũng sẵn sàng vay vốn đầu tư hàng tỷ đồng xây trang trại để phát triển chăn nuôi bò sữa, vừa đảm bảo đời sống gia đình, vươn lên làm chủ”, ông Quất bày tỏ.

Ông Phạm Hải Nam, Phó Tổng giám đốc Công ty Mộc Châu milk nhận định, rất nhiều hộ gia đình có truyền thống chăn nuôi bò sữa đã trải qua mấy thế hệ. Nghề chăn nuôi bò trở thành cha truyền, con nối, từ đời này qua đời khác. “Mộc Châu Milk, không chỉ hỗ trợ vốn, kỹ thuật, thú y, con giống cho các hộ chăn nuôi, mà còn làm tốt công tác đào tạo, cập nhật những kiến thức chăn nuôi bò sữa tốt nhất cho các hộ chăn nuôi. Ngày nay, nhiều thanh niên trẻ sinh ra trong những gia đình chăn nuôi bò sữa lâu năm, được tham gia chăn nuôi từ nhỏ, nên dày dạn kinh nghiệm. Những kinh nghiệm, kiến thức của thế hệ nông dân mới, cùng với niềm đam mê chí thú, trách nhiệm với nghề, chính là những nhân tố quan trọng nhất để tạo nên một thế hệ chuyên gia về bò, giúp chăn nuôi đảm bảo phúc lợi cho vật nuôi, đồng thời mang đến cho đời những dòng sữa tươi mát lành, chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh thực phẩm”, ông Nam chia sẻ.

Theo ông Nam, suốt nhiều năm qua, Mộc Châu Milk thường xuyên phối hợp với Chính quyền địa phương mở các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng, kiến thức cho nông dân chăn nuôi bò. Đồng thời hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa, lắp đặt trang thiết bị, đường điện… theo phương thức nông dân bỏ ra 50% kinh phí, doanh nghiệp hỗ trợ hoặc cho vay 50%. Đặc biệt, những năm qua, Công ty đã đào tạo người chăn nuôi về Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), qua đó đã cải thiện về môi trường, nâng chất lượng nguồn sữa, giúp người nuôi bò thu nhập cao. Cùng với kinh nghiệm lâu năm, được tập huấn, đào tạo bài bản, mỗi nông dân chăn nuôi đã trở thành những “chuyên gia” thực thụ trong lĩnh vực chăn nuôi bò.

Nông dân Nguyễn Văn Quang và tâm huyết “không từ bỏ con bò” của gia đình

Nông dân Nguyễn Văn Quang cho biết, sau khi dự các lớp tập huấn VietGAP, giờ đây, anh Quang đã thuộc lòng cả 73 tiêu chí của chăn nuôi VietGAP. Các chuồng trại phải khử mùi, sử dụng các loại nước rửa thùng, khăn lau vú bò trước và sau khi vắt, sát trùng xô, máy vắt. Chuồng trại phải có rãnh thoát chất thải, không được cho chảy tràn trên mặt chuồng, mỗi hộ đều có sổ ghi chép về lượng sữa hàng ngày, theo dõi phối giống…

Luyện bò để thi Hoa hậu

Đến hẹn lại lên, hội thi Hoa hậu bò sữa 2018 đã diễn ra vào ngày 15/10 vừa qua với những màn “catwalk” điêu luyện của các “nàng” bò. Đây là một nét đẹp truyền thống của Nông trường Mộc Châu nhằm tôn vinh nghề chăn bò và nâng cao chất lượng sữa. Vì vậy, ngoài việc quản lý trang trại bò sữa mỗi ngày, người nông dân nơi đây còn tập trung “luyện bò” để thi Hoa hậu trước cả nửa năm trời. Những hoạt động như luyện cho bò đi dạo để thích nghi với môi trường đông người cùng với sự chăm bẵm tỉa tót tỉ mỉ của người nông dân cho “nàng” hậu tương lai đã khiến cho không khí làm việc luôn hào hứng, vui tươi giúp người nông dân gắn bó yêu nghề hơn.

Mỗi khi gia đình có bò đoạt giải “hoa hậu”, không chỉ được tiền thưởng khá lớn, mà điều quan trọng, bò đoạt giải coi như là một “chứng chỉ” cho chất lượng giống đạt năng suất sữa cao, chất lượng sữa tốt. Hội thi năm nay đã tìm ra “nàng” hậu với sản lượng sữa kỷ lục: 15,55 tấn trong 305 ngày. Đây là con số ấn tượng khiến cả hội thi ồ lên kinh ngạc và vỗ tay tán thưởng rầm rộ.

Nàng hậu mang số hiệu 13568 tại đơn vị 19.5 của chủ hộ Lê Xuân Tiến đã lên ngôi Hoa hậu Bò sữa 2018 với tổng giải thưởng trị giá 75 triệu đồng

Ông Trần Công Chiến – Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Mộc Châu Milk chia sẻ, Cuộc thi “Hoa hậu bò sữa Mộc Châu” đã đem lại hiệu quả rất thiết thực. Trước hết, góp phần vào quảng bá thương hiệu sản phẩm “Sữa Mộc Châu”, thu hút khách du lịch đến với Mộc Châu. Những chiếc “Vương miện vàng” được trao cho người nông dân và bò đoạt giải chính là sự bảo chứng cho chất lượng tốt nhất của đàn bò và người chăn nuôi bò ở Mộc Châu. Những thành công của Cuộc thi “Hoa hậu bò sữa Mộc Châu” trong 15 năm qua, là minh chứng cho những nỗ lực của Mộc Châu milk và chính quyền huyện Mộc Châu trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy nông dân làm giàu, phát triển ngành chăn nuôi bò sữa thành ngành kinh tế mạnh tại địa phương. Cuộc thi năm nào cũng tìm ra được những bò giống chất lượng tốt, năng suất sữa cao. Những bò này được các hộ chăn nuôi bò sử dụng để nhân giống, truyền giống. Nhờ vậy, góp phần liên tục nâng cao được chất lượng đàn bò giống của Mộc Châu.